Hình ảnh năng lượng từ Chúa Giêsu Kito
Hình ảnh Cây nến phục sinh cao to dựng trên cung thánh nơi các thánh đường, từ đêm mừng lễ Chúa phục sinh đến lễ mừng Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống với những hình biểu tượng mầu đỏ khắc vẽ trên đó, loan báo tin mừng ánh sáng Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã phục sinh sống lại từ cõi chết, chiếu tỏa xóa tan bóng tối tội lỗi trần gian. Đây là cung cách mừng lễ Chúa phục sinh của Giáo hội.
Lễ nghi thắp rước cây nến Chúa Phục sinh từ bên ngoài tiến vào thánh đường công bố tin mừng Chúa phục sinh với bài ca ngợi Exultet- Mừng vui lên, diễn tả hình ảnh biểu tượng tràn đầy ý nghĩa đạo đức thần học cùng rất cảm động!
Cây nến phục sinh trong nếp sống phụng vụ Giáo hội Công giáo có từ thế kỷ 04. sau Chúa giáng sinh. Nhưng trước đó từ thời cổ đại người Roma đã có tập tục dùng cây nến to cao trong ngày lễ kính thờ Thần Minh của họ rồi.
Hình ảnh Ánh sáng cây nến Chúa Kitô phục sinh phát tỏa tia sáng bừng lên trong đêm tối tội lỗi, và đồng thời chiếu tỏa năng lượng sức sống và tình yêu của Người ra chung quanh.
Chúa Giêsu Kitô trước đó, lúc còn đi rao giảng nước Thiên Chúa nơi trần gian, đã dùng hình ảnh nói về năng lượng từ nơi Ngài chiếu lan tỏa trong đời sống tinh thần cùng cả sức khoẻ nơi thân thể - đã chữa lành những người bị bệnh tật, đã cho Lazaro, cho cậu thanh niên thành Naim, cho em bé gái con của vị Đội trưởng quân đội chỗi dậy sống lại- cho những người tin yêu gắn bó với Ngài.
Đâu là hình ảnh biểu tượng năng lượng từ Chúa Giesu?
Trong dòng thời gian xưa nay, các bậc học gỉa môn ngành Kinh Thánh luôn khảo cứu Phúc âm Chúa Giesu được viết thuật lại do bốn Thánh sử Mattheo, Marco, Luca và Gioan. Người ta nhận thấy Chúa Giêsu thường hay dùng dụ ngôn hình ảnh để rao giảng loan báo tin mừng, cắt nghĩa về nước Thiên Chúa cho dễ hiểu với thính gỉa, với độc gỉa mọi thời đại tìm hiểu đọc phúc âm, sống trong giữa lòng xã hội trần gian.
Chúa Giêsu dùng Dụ ngôn hình ảnh cây nho để diễn tả về năng lượng đời sống đức tin tinh thần giữa Ngài và người tín hữu tin yêu theo Ngài.
Nhiều vùng, nhất là nơi sườn đồi núi có những vườn nho bát ngát được cấy trồng theo những hàng song song thẳng lối. Những cây nho được vun trồng chăm sóc cắt tỉa kỹ lưỡng. Trái nho được thu hoạch mang về ủ nấu thành rượu thơm ngon qúy gía. Và trái nho cũng là hoa qủa ngon cùng cao cấp qúi để ăn tráng miệng sau bữa ăn…Như thế chất nước trái nho không chỉ ngon ngọt, nhưng còn chất chứa giầu năng lượng nữa.
Dụ ngôn hình ảnh cây nho Chúa Giêsu dùng cắt nghĩa diễn tả ba khía cạnh: Ngài là cây nho, Đức Chúa Cha là người trồng săn sóc cây nho, và chúng ta là cành nhánh cây nho.
Chúa Giesu nói: Thầy là cây nho thật. ! muốn nhấn mạnh khía cạnh nơi Ngài có sự thật, chính Ngài là sự thật. Những tuyên truyền cảo quáng của những tiên tri gỉa thời xưa tìm cách mê hoặc lôi kéo con người đi theo, trái ngược với sự thật của Ngài loan báo. Nơi Chúa Giêsu người tin theo Chúa được phép đi tìm kiếm nhận được sự thật. Ngài muốn dẫn đưa chúng ta tới sự sống tốt lành bình an, nếu chúng ta hướng theo tin mừng ngài rao giảng loan báo. Có thế con người chúng ta đạt được đời sống trọn vẹn tràn đầy.
Đức cố giáo hoàng Benedicto 16. có suy tư về hình ảnh dụ ngôn của Chúa Giêsu: Ta *Thầy* là cây nho thật ( Ga 15,1):
“Thật ra và quan trọng trong câu nói nói này của Chúa Giêsu ở nơi Ngài qủa quyết: “Ta, Thầy!”: Người Con của Thiên Chúa nhận đồng hóa mình với thân cây nho để trở thành cây nho. Ngài đã để mình được trồng nơi thửa đất trên trần gian. Ngài đã biến mình thành cây nho: qua mầu nhiệm nhập thể xuống trần gian làm người, mà thánh sử Gioan đã nói đến trong chương mở đầu – Prolog- , phúc âm Chúa Giesu theo Thánh Gioan. Cây nho này không còn chỉ là một thụ tạo trong công trình thiên nhiên được chiếu cố nhìn đến, rồi có ngày có thể lại tàn lụi bị nhổ vứt bỏ đi. Nhưng nơi người Con của Thiên Chúa, Đấng đã trở thành cây nho, Đấng tự nhận đồng hóa mình là cây nho không chỉ một lần nhưng luôn luôn cho mãi mãi.
Cây nho này không bao giờ có thể bị nhổ vứt bỏ quăng đi: Cây nho Giesu là thuộc vĩnh viễn về Thiên Chúa, sự sống Thiên Chúa lưu chuyển sống trong cây nho này. Lời đoan hứa không bị rút lại, sự hiệp nhất không bị phá đổ.
Đó là chiều kích rộng lớn, là bước lịch sử mới của Thiên Chúa, mà Ngài gói ghém nội dung sâu thẳm nơi dụ ngôn hình ảnh này: Nhập thể xuống trần gian làm người, chết và phục sinh sống lại trở nên sáng tỏ trong toàn thể tầm nhìn sâu rộng. Như Thánh Phaolo đã xác tín: Vì Đức Ki-tô Giê-su, Con Thiên Chúa, Đấng mà chúng tôi, là Xin-va-nô, Ti-mô-thê và tôi, rao giảng cho anh em, đã không vừa là “có” vừa là “không”, nhưng nơi Người chỉ toàn là “có”.20 Quả thật, mọi lời hứa của Thiên Chúa đều là “có” nơi Người. Vì thế, cũng nhờ Người mà chúng ta hô lên “A-men” để tôn vinh Thiên Chúa (2. Cor 1,19-20).“ (Josep Ratzinger, Benedickt XVI. JESUS von Nazaretth, 1. Teil, Herder Verlag 2007, tr. 303 ).
Để cho cây nho được phát triển xanh tốt thành công mang lại hoa trái mầu mỡ xum xuê, phải cần có sự chăm sóc vun xới cắt tỉa. Chúa Giêsu đã ví nhận mình là cây nho và Đức chúa Cha, cha của người, là người chăm sóc cây nho. Và như thế cây nho Chúa Giêsu gắn bó chặt chẽ mật thiết với Cha của người. Đức Chúa Cha hợp nhất trong người, và người liên kết chặt chẽ với Chúa Cha.
Hình ảnh dụ ngôn cây nho “Giesu” được khép lại cách tròn đầy qua lời đoan hứa của Chúa Giesu: “Anh em, các con là cành nhánh nho!”
Là môn đệ, là người tin yêu theo Chúa Giêsu, chúng ta là thành phần của cây nho Giesu, tất cả là phần tử trong toàn thể cây nho Giesu, được đón nhận vào sức sống tình yêu của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô. Thiên Chúa săn sóc nuôi sống đời con người do Ngài tạo dựng nên.
Cành nhánh nho cần cần phải gắn bó liên kết với thân cây nho. Có thế mới sinh hoa lá kết trái tươi tốt. Cành nho nào gẫy xa lìa không còn gắn liền với thân cây nho, nó sẽ héo tàn không thể phát triển sinh hoa kết trái được nữa. Cũng vậy, là người tín hữu, là môn đệ tin yêu theo Chúa, như cành nhánh cây nho, chúng ta cần phải sống gắn bó liên kết với cây nho Giesu: “Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được.” . (Ga 15,5.)
Dụ ngôn Chúa Giesu là cây nho, chúng ta là những nhánh cành nho gắn bó liên kết với cây nho Giesu diễn tả vẽ ra hình ảnh sức sống thần linh từ Chúa Giesu Kitô truyền năng lượng cho đời sống tinh thần đức tin người tín hữu môn đệ tin theo Chúa trong suốt dọc cuộc sống lữ hành trên trần gian cho hôm nay, và ngày mai.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Last modified on Donnerstag, 25/04/2024