Vậy, xin thưa: thoạt khi lọt lòng mẹ, bần đạo được xếp hạng thứ mười hai trong gia đình nhỏ bé, các cụ tìm không ra cái tên nào hay đẹp hơn nữa, bèn đặt cho cái tên là Trần Ngọc Tá, rồi đi hỏi cha xứ Trịnh Như Khuê (lúc ấy làm linh mục chánh xứ Hàm Long, Hà Nội), rồi sẽ sửa đổi sau. Nhưng, cha xứ Hàm Long sau đó làm Giám Mục rồi Hồng Y, các cụ thân sinh ra bần đạo không còn dám quấy rầy cha/cố nữa. Quên đi mất. Để rồi thằng bé, khi di cư vào Nam, đến Nha Trang, quan chức cứ gọi tên lên mà hạch hỏi, thay vì gọi tay Trần ngọc Tá, cứ phiên âm thành Trần Ngọc “Té”, nghe như thằng bé bị té giếng không nghe tiếng gọi, mãi chẳng lên. Thôi thì, từ đó xin chọn tên này làm … quê hương. Dẫu khó thương. Và, đó là những tâm tình hơi khó thương, nhưng có thật, đấy ạ.
-
Chuyện phiếm đạo đời đọc trong những ngày có đại dịch Covid 19 06/8/20
7 Feb, 2021 | 07:06
-
“Đoàn người tưng bừng về trong sương gió”
14 May, 2020 | 03:04
-
“Làm sao mà quên được”
1 May, 2020 | 06:08
-
Em nhung với gấm về từ xa xăm
1 May, 2020 | 05:15
-
“Tôi như người ru mộng”
1 Apr, 2020 | 02:06
-
“Đoàn người tưng bừng về trong sương gió”
28 Mar, 2020 | 01:56
-
“Thôi em đừng khóc nữa làm gì”
28 Mar, 2020 | 01:56
-
“Hồn cầm phong sương hình dáng xuân tàn”,
28 Mar, 2020 | 01:55
-
Tự do ơi tự do! tôi trả bằng nước mắt
6 Mar, 2020 | 02:31
-
“Này đây cánh hoa xin dâng đến người”
21 Feb, 2020 | 01:35
Và, đáp ứng câu của chị Đỗ Thị Thu Vân, cựu giáo chức ở Sài gòn, đã hỏi: tại sao các vấn đề người viết đưa ra, đều bỏ ngỏ, không giải đáp? Bần đạo tình thật thưa: mình rất tránh những tranh luận/cãi vã về lập trường thần học, rất thánh kinh. Phần này, xin nhường lời cho các đấng bậc cao siêu, đứng lớp. Riêng cá nhân, chỉ nhìn ra vấn đề trong sống Đạo, ở đời thường. Đã là tốt. Các giải đáp, cho vấn nạn đặt ra cho mỗi người, ở cuộc sống; hãy cứ để mọi người được kiếm tìm. Một khi đã gặp gỡ Đức Kitô rồi, sẽ có đáp số cho riêng mình, mà sống Đạo. Trong cuộc đời. Với mọi người.
Trần Ngọc Mười Hai