Biểu tượng về Chúa Giêsu Kitô

Biểu tượng về Chúa Giêsu Kitô


Người Công giáo biết tên Chúa Giêsu thành Nazareth, nhưng trong thánh đường, hay đó đây lại thấy có những hình ảnh biểu tượng huyền bí nhiệm mầu. Hỏi ra mới rõ đó là chỉ về Chúa Giêsu Kitô.

Đâu là ý nghĩa những biểu tượng đó?

Biểu tượng thường viết vẽ khắc thêu trong thánh đường, nơi chén thánh, nơi nhà tạm hay nơi áo lễ phụng vụ, nơi trướng cờ hội đoàn Giáo hội với ba chữ viết tắt: IHS

IHS là những chữ viết tắt của câu „In hoc signo - Nơi dấu chỉ này“. Câu này liên quan đến câu tin tưởng của Hoàng đế Constantino trước trận giao chiến ở cầu Milvischen chống chọi với Maxentius. Năm 312 Hoàng đế trước đó trong một thị kiến đã được nhìn thấy cây thập tự chiếu sáng và nhà vua đã lấy những dòng chữ đó biểu lộ lòng tin can đảm: „In hoc signo vinces - Nơi dấu chỉ này anh sẽ thắng trận.!“.

Về sau trong dòng thời gian theo nguyên ngữ dân gian những chữ IHS được đọc thành „Iesus hominum salvator - Chúa Giêsu, vị cứu tinh con người., hay Iesus homo sanctus - Chúa Giêsu, một vị thánh“, hay „Iesus hyos soter, Chúa Giêsu, người con, Đấng cứu thế.“

Vào thuở Giáo hội lúc ban đầu lúc còn bị theo dõi nghi kỵ bắt bớ chữ viết IHS là biểu tượng huyền nhiệm Kitô giáo của người tín hữu Chúa Giêsu Kitô, và chữ viết biểu tượng này được khắc viết vẽ trên phần mộ của những người Kitô giáo.

Mẫu tự IHS - mẫu tự Hylạp: IHΣ Iota, Eta, và Sigma - viết tắt từ dòng chữ Hylạp chỉ về tên Chúa Giesu Ι Η Σ Ο Υ Σ, mẫu tự Σ Sigma theo tiếng latinh viết thành S.

Vào thế kỷ 15. Thánh Bernhardin thành Siene rao giảng kêu gọi người tín hữu Chúa Giêsu Kitô tôn kính tên Chúa Giêsu Kitô và viết, vẽ hay khắc ghi biểu tượng IHS nơi cửa nhà của mình để biểu lộ lòng tin kính.

Một thế kỷ sau đó, thế kỷ 16. Thánh Ignatio thành Loyola đã lấy biểu tượng IHS làm dấu hiệu biểu tượng Logo cho Dòng tên Chúa Giêsu, mà Thánh nhân thành lập trong Giáo hội, và IHS được đọc thành Iesum habemus socium - Chúng ta có Chúa Giêsu cùng đồng hành, hay „Iesu humilis societas - Cộng đòan nhỏ (khiêm hạ) của Chúa Giêsu.“.

Đức giáo hoàng đương kim Phanxico đã lấy những biểu tượng IHS trên dấu hiệu giáo hoàng của mình.

Ngoài chữ biểu tượng IHS người tín hữu Chúa Giêsu Kitô ngày xưa còn dùng biểu tượng hình con Cá 800px Ichthys.svg để chỉ về Chúa Giêsu nữa.

Theo tiếng Hylạp con Cá: ΙΧΘΥΣ, tiếng latinh: ICHTHYS hình ảnh dấu chỉ về Bí tích Mình Thánh Chúa Giêsu Kitô.

Chúa Giêsu Kitô đã làm phép lạ biến hoá năm chiếc bánh và hai con cá thành lương thực nuôi hàng ngàn người ăn no đủ khi họ kéo đến nghe Người giảng dậy ngày xưa ờ bên bờ hồ Galileo nước Do Thái (Ga 6,1-15). Đây là hình ảnh dấu chỉ về Bí tích Mình Thánh mà Chúa Giêsu thiết lập trước khi chịu khổ hình chết sau này. Và Chúa Giêsu cũng đã nhấn mạnh “Ngài là bánh hằng sống từ trời xuống: (Ga 6,51).

Hình ảnh con cá giữ vai trò ý nghĩ khi Chúa Giêsu kêu gọi Thánh Phero làm tông đồ tiên khởi. Ông Phero là người làm nghề chài lưới đánh bắt cá ngoài biển hồ, và Chúa Giêsu nói với Ông: “Con đừng sợ, từ bây giờ con thành người đi rao giảng tin mừng cho con người, giống như người ngư phủ đánh bắt cá. (Lc 5,10).

Hình ảnh biểu tượng con cá ẩn chứa lòng tuyên tín về Chúa Giêsu Kitô. Công thức ICHTHYS: I(esous) Ch(ristus) Th(eou) Hy(ios) S(oter): Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng cứu tinh nói lên ý nghĩa này.

Giáo phụ Tertuliano cũng nói đến Chúa Giêsu Kitô như là một con cá, và những người tín Chúa Kitô như là những con cá nhỏ, Vì qua làn nước bí tích rửa tội đã sinh thành con cá.

Một biểu tượng nữa chỉ về Chúa Giesu Kitô: của hai mẫu tự Hylạp X(chi) và P(Rho), hay cũng được gọi là thập gía hoàng đế Constantino.

Biểu tượng Chi-Rho: Χριστός, Christós (Christus) sau cây thập gía Chúa Giêsu Kitô và hình con cá là biểu tượng được dùng nhiều để chỉ về Chúa Kitô.

Trên cây thập gía Chúa Giêsu Kitô có bảng viết những chữ INRI. Dòng chữ này do quan tổng trấn Pilatus truyền viết là bản án Chúa Giêsu Kitô và đóng vào đầu cây thập gía đóng đinh Chúa Giêsu năm 33.

Những mẫu tự thời danh này viết tắt của dòng chữ: „Iesus Nazarenus Rex Iudaeorum - Giêsu thành Nazareth., vua dân Do Thái.“ (Phúc âm Thánh Gioan 19,19).

Những mẫu tự hình ảnh biểu tượng trên đây ẩn chứa mầu nhiệm nói chỉ về Chúa Giêsu Kitô.

Và những mẫu tự hình ảnh đó cũng diễn tả nói lên lòng tin của người tín hữu Chúa Giêsu Kitô vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng là Con Thiên Chúa, vị Cứu tinh và là vị Vua tình yêu của con người.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

Read 2987 times

Last modified on Freitag, 23/11/2018

ĐỨC MẸ MARIA tước hiệu LAVANG
Bổn mạng Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Đức

https://hinhanh.ldcg.de/

 

« November 2024 »
Mon Tue Wed Thu Fri Sat Sun
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30  

Chuyện Phiếm Đạo Đời

Vậy, xin thưa: thoạt khi lọt lòng mẹ, bần đạo được xếp hạng thứ mười hai trong gia đình nhỏ bé, các cụ tìm không ra cái tên nào hay đẹp hơn nữa, bèn đặt cho cái tên là Trần Ngọc Tá, rồi đi hỏi cha xứ Trịnh Như Khuê (lúc ấy làm linh mục chánh xứ Hàm Long, Hà Nội), rồi sẽ sửa đổi sau. Nhưng, cha xứ Hàm Long sau đó làm Giám Mục rồi Hồng Y, các cụ thân sinh ra bần đạo không còn dám quấy rầy cha/cố nữa. Quên đi mất. Để rồi thằng bé, khi di cư vào Nam, đến Nha Trang, quan chức cứ gọi tên lên mà hạch hỏi, thay vì gọi tay Trần ngọc Tá, cứ phiên âm thành Trần Ngọc “Té”, nghe như thằng bé bị té giếng không nghe tiếng gọi, mãi chẳng lên. Thôi thì, từ đó xin chọn tên này làm … quê hương. Dẫu khó thương. Và, đó là những tâm tình hơi khó thương, nhưng có thật, đấy ạ.

Và, đáp ứng câu của chị Đỗ Thị Thu Vân, cựu giáo chức ở Sài gòn, đã hỏi: tại sao các vấn đề người viết đưa ra, đều bỏ ngỏ, không giải đáp? Bần đạo tình thật thưa: mình rất tránh những tranh luận/cãi vã về lập trường thần học, rất thánh kinh. Phần này, xin nhường lời cho các đấng bậc cao siêu, đứng lớp. Riêng cá nhân, chỉ nhìn ra vấn đề trong sống Đạo, ở đời thường. Đã là tốt. Các giải đáp, cho vấn nạn đặt ra cho mỗi người, ở cuộc sống; hãy cứ để mọi người được kiếm tìm. Một khi đã gặp gỡ Đức Kitô rồi, sẽ có đáp số cho riêng mình, mà sống Đạo. Trong cuộc đời. Với mọi người.
Trần Ngọc Mười Hai

Những Sự Kiện Sắp Tới

Keine Veranstaltungen gefunden

Lịch Mục Vụ

  

KyyeuLDCG

Để đánh dấu mừng kỷ niệm 40 năm Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức, Liên Đoàn Công Giáo đã thực hiện một tập kỷ yếu ghi lại những sinh hoạt của LĐCGVN và tất cả hình ảnh của các Đại Hội Công Giáo kể từ ngày thành lập cho tới nay. Mọi chi tiết cần biết xin liên lạc Văn Phòng LĐCGVN

Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

2018 10 09 14 31 09

Đặc san Giáo Sĩ Việt Nam được phát hành qua email 2 tuần một lần. Nếu muốn nhận trực tiếp bằng email, xin vui lòng gởi thư GHI DANH tại địa chỉ: giaosivietnam@gmail.com

LyTrungTin

Soạn Giả cuốn Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị và Tạp Chí Dân Văn không giữ bản quyền cuốn sách này, do đó tất cả mọi người vì nhu cầu viết tiếng Việt đều có thể in ấn cũng như sử dụng cuốn Tự Vị này, mong rằng đây là một đóng góp tích cực và nhỏ nhoi cho cộng đồng người Việt tại Hải Ngoại.

- Download/tải Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị
- Download/tải Phụ bản

Khách truy cập

Hôm nay 117

Tổng cộng 14287839

Lên đầu trang