Hình ảnh trông mong chờ đợi
Có khảo cứu về đời sống con người trong xã hội đưa ra kết qủa: trung bình con người thường sống trải qua hơn năm năm trời trong trông mong chờ đợi. Với làn sóng bệnh đại dịch Covid 19 lúc này có thể còn dài nhiều hơn…
Như thế trông mong chờ đợi thuộc về đời sống con người. Với người này có thể đó là thời gian qúi báu tựa như món qùa tặng. Trái lại với những người khác có thể là thời gian dài đằng đẵng có nhiều phập phồng lo sợ, thời gian thử thách, thời gian buồn chán nhạt tẻ…
Mong chờ xe, chuyến bay, người thân tới, nơi phòng mạch, chờ mong kết qủa, một khởi đầu mới, ngày tháng giây phút mở mắt chào đời của người con nơi cung lòng mẹ…
Trông mong chờ đợi trong nếp sống con người xã hội và cả trong nếp sống niềm tin tôn giáo. Nếp sống đạo công giáo hằng năm có mùa Vọng, mùa sống trong trông mong chờ đợi.
Đâu là hình ảnh mùa Vọng, mùa trông mong chờ đợi theo nếp sống đạo đức đạo Công giáo?
Hằng năm có mùa Vọng kéo dài bốn tuần lễ cho tới ngày mừng sinh nhật Chúa Giêsu Kitô ngày 25. Tháng 12.. Và như thế trung tâm đích điểm mùa Vọng là trông mong chờ đợi hài nhi Giesu, Đấng là con Thiên Chúa sinh ra làm người trên trần gian.
Sinh ra là một hài nhi, nhưng hài nhi thánh này có sứ mạng thần thánh mang chiếu tỏa tình yêu Thiên Chúa đến cho con người. Tình yêu Thiên Chúa là ơn cứu độ chữa lành cho con người đã bị mất vì tội lỗi, mà ngay từ khởi đầu nhân loại Ông Bà nguyên tổ Adong Evà đã đánh mất. Vì Ông Bà đã lỗi phạm luật Chúa cấm, nên không chỉ Ông Bà mà còn cả các thế hệ hậu duệ con cháu của Ông Bà bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng, phải chịu đựng án phạt đời sống thể xác bị giới hạn trong thời gian nơi trần thế, bị bệnh tật đau khổ, và sau cùng phải chết.
Hài nhi Giêsu đến trong trần gian mang sự tha thứ của Thiên Chúa, niềm hy vọng cho con người được Thiên Chúa cứu độ linh hồn sau khi chết.Trông mong chờ đợi niềm hy vọng mang đến ơn chữa lành cho tâm hồn đời sống.
Vì đời sống trên trần gian bao phủ nhiều bóng tối do tội lỗi con người gây ra, và về khía cạnh thể lý bóng tối thời tiết mùa Đông bao phủ làm cho đêm tối dài hơn ban ngày có ánh sáng mặt trời.
Nên ánh sáng ngọn nến cùng đèn điện được đốt thắp sáng lên vào ban đêm tối những ngày trong bốn tuần tuần lễ mùa Vọng cho tới lễ mừng hài nhi Giesu giáng sinh là hình ảnh biểu tượng của mùa Vọng trên trần gian hướng về trời cao.
Ánh sáng những ngọn nến, đèn điện soi đường chỉ lối đi.
Ánh sáng ngọn nến, đèn điện trong đêm tối ngoài trời cũng như trong tâm hồn mang đến cho tâm hồn con người niềm vui, niềm an ủi hơi nóng sự ấm áp.
Năm 1839 thầy giáo Wichern ở Hamburg đã nghĩ ra sáng kiến làm một vòng tròn bằng gỗ trên đó có 23 cây nến trong mùa Vọng dựng trong nhà nuôi dậy các em học sinh mồ côi.
Mùa Vọng kéo dài 23 ngày, nên mỗi ngày một ngọn nến được đốt thắp lên cho tới ngày mừng lễ Chúa giáng sinh. Mục đích của thầy giáo Wichern muốn qua đó mang đến cho các em niềm vui không khí sự sống động trong trông mong chờ đợi ngày lễ mừng tối ngày 24. 12. mà không cảm thấy dài cùng nhàm chán.
Vòng mùa Vọng với những cây nến chiếu tỏa ánh sáng niềm vui, niềm hy vọng cho các em sống trong trông mong chờ đợi
Rồi từ 1 vòng tròn mùa Vọng bằng gỗ với 23 cây nến được đổi biến thành một vòng tròn nhỏ hơn. Vòng được đan bện bằng những nhánh cây lá thông tươi mầu xanh với bốn cây nến to cắm trên đó, và trong dòng thời gian đã trở thành tập tục văn hóa mang nội dung đạo đức được dựng trong cung thánh các thánh đường, ít là ở bên Âu châu. Bốn cây nến này được lần lượt đốt thắp lên vào mỗi bốn ngày Chúa nhật mùa Vọng.
Ánh sáng bốn cây nến mùa vọng của bốn tuần lễ này nhắc nhớ đến hình ảnh thời gian bốn ngàn năm ngày xưa nhân loại sống trong trông mong chờ đợi ơn cứu độ của Thiên Chúa. Bốn ngàn năm trông mong chờ đợi bắt đầu từ lúc Ông Bà Adong Evà bị Thiên Chúa phạt đuổi ra khỏi vườn địa đàng cho tới khi Chúa Giesu Kitô, con Thiên Chúa, sinh ra làm người trên trần gian.
Ánh sáng cây nến mùa Vọng chiếu tỏa niềm hy vọng hướng về ánh sáng tình yêu ơn cứu độ của Thiên Chúa hiện thân nơi hài nhi Giesu sinh ra sống giữa con người.
Và ánh sáng những ngọn nến mùa Vọng đó cũng nhắc nhớ đến hình ảnh sự trông mong chờ đợi Chúa Giesu Kitô lại đến lần nữa trong trần gian, như trong Kinh Tin Kính có lời tuyên xưng: Tôi tin kính Chúa Giesu Kitô, Con một Thiên Chúa, sinh bởi đức mẹ Maria đồng trinh… và ngày sau cùng lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết.
Hài nhi Giêsu trong hang đá máng cỏ sinh ra làm người cũng chính là vị thẩm phán của con người trên thế giới ngày phán xét sau cùng.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Last modified on Freitag, 26/11/2021