Khuôn mặt mùa Vọng: Vũ trụ

Khuôn mặt mùa Vọng: Vũ trụ

Nhà viết kịch khôi hài Karl Valentin có suy tư: Khi thời gian tĩnh mịch qua đi, sau cùng sẽ bình lặng hơn! Với suy tư này ông muốn nói sự mong chờ và thực tế song song sát với nhau. Và đây cũng là điều nhiều người muốn liên hoàn lại với nhau trong những ngày mùa Vọng: tĩnh lặng và suy tư, nhưng sự bình an chúng ta lại thường không đạt được.

Tĩnh lặng và bình an thư giãn, như con người mong muốn có, lại không tìm thấy ngay vào đầu mùa Vọng nơi phúc âm Chúa Giêsu. Những hình ảnh về ngày chung thẩm tận thế trong chiều kích vũ trụ được vẽ ra trước mắt vào chúa nhật 1.mùa vọng. Cảnh tượng tối tăm, đe dọa nguy hiểm: "Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao; dưới đất, các dân tộc buồn sầu lo lắng, vì biển gầm sóng vỗ. Người ta sợ hãi kinh hồn chờ đợi những gì sẽ xảy đến trong vũ trụ, vì các tầng trời sẽ rung chuyển.” (Lc 21,25…)

Phải chăng những hình ảnh gây hoang mang lo sợ như thế ăn khớp hợp với tưởng tượng ước vọng mong chờ của chúng ta trong mùa Vọng?

Điều này là một thách đố đòi hỏi con người trong cung cách nếp sống mùa Vọng. Phải, mùa Vọng, trông đợi Thiên Chúa đến to lớn hơn và bao quát hơn tâm trí con người nghĩ tưởng theo ý hướng yêu thích của mình. Cha Dòng Tên Alfred Delp trong ngục tù thời Đức quốc xã, đã có suy tư:” Mùa Vọng là thời gian với nếp sống lo âu hoảng sợ. Vì trong thời gian này con người cần phải sống tỉnh thức phản tỉnh suy tư về đời sống riêng mình!”

Phúc âm Chúa Giêsu diễn tả những cảnh tượng kinh hoàng của ngày tận thế vũ trụ vào ngày Chúa nhật 1. Mùa Vọng khơi lên, có thể là một sự hoảng sợ mang đến ân phúc sự chữa lành, giúp con người đi tìm phát triển đời sống theo hướng tốt tích cực. Có thế chúng ta suy nghĩ về mùa vọng theo chiều kích nhỏ bé hạn hẹp cùng theo ý thích mình, và đồng thời cho mình là to lớn là quan trọng. Con người tiến dần vào trung tâm của vũ trụ. Họ như chối bỏ giới hạn riêng mình, cùng không công nhận quyền năng sức mạnh của Đấng Tạo Hóa.

Cha Dòng tên Delp có suy tư tiếp: “Con người đứng trên mặt đất với một tư thế lệch lạc khập khiễng, với một sự an toàn hoang tưởng sai lạc, với sự điên rồ từ trong tâm trí. Họ tin rằng, đôi cánh tay riêng của mình đủ để kéo các vì tinh tú trên trời xuống, và đốt thắp lên ngọn lửa năng lượng vĩnh cửu!”

Vết thương kinh hoàng của dòng lịch sử nhân loại luôn hằng diễn xảy ra từ những hàng thập niên qua, và còn tiếp tục khắc ghi trong thời gian với quyền lực sức mạnh, với tham vọng. Con người tự đánh cắp ăn trộm với sự tiến triển, để mong với tới các vì tinh tú trên nền trời bao la sâu thẳm, và có ước vọng đạt được trường sinh bất tử. Con người để trái tim tâm hồn mình bám vào những sự bảo đảm sai lạc, phù vân, vô thường, và huy động dùng mọi sức mạnh thống trị địa cầu.

Nhưng khi hướng con mắt tầm nhìn lên trên không trung vũ trụ bao la, con người nhìn nhận ra: Chúng ta chỉ là một răng cưa nhỏ bé của vòng bánh xe vũ trụ luôn hằng quay luân chuyển. Điều này có thể khiến bị khuất phục, và tầm nhìn suy nghĩ trở thành tương đối hóa trong chiều hướng tốt tích cực.

Tất cả những cảnh tượng như suy tàn đi xuống như thế không muốn gây hoang mang lo sợ, nhưng hướng tầm nhìn của ta về công trình ân phúc chữa lành của Thiên Chúa: Sự cứu chuộc chỉ thể hiện qua sức mạnh và sự vinh hiển của Con Người đến trong mây trời. (Lc 21,27).

Sự cứu chuộc chữa lành như thế bao quát hơn, to rộng lớn hơn, vũ trụ bao la hơn chúng ta suy tưởng. Toàn thể công trình tạo dựng, phải toàn thể vũ trụ, đều mong chờ sự cứu chuộc giải thoát.

Đây là hình ảnh niềm hy vọng, mà Thánh Phaolô đã xác tín: „có ngày cũng sẽ được giải thoát, không phải lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang” (Roma 8,21).

Niềm hy vọng này lại trái ngược với những kinh nghiệm của chúng ta trong đời sống. Thế giới chúng ta không lành mạnh an tòan, công trình vũ trụ thiên nhiên bị đe dọa. Sự nguy hiểm trở nên to lớn như muốn thu hẹp nhỏ lại trong một thế giới riêng biệt để có bình an, và những liên quan liên đới rộng lớn bị loại bỏ ra một bên.

Điều này trái ngược với sự suy hiểu nguyên ủy về mùa Vọng. Mùa Vọng, sự đến của Chúa, được nhìn hiểu trong chiều kích vũ trụ hoàn cầu. Mùa Vọng phát tỏa sứ điệp: Chúng ta mong chờ sự đến của Thiên Chúa và ân đức cứu chuộc của Chúa Giêsu Kitô trong vũ trụ trần gian. Ngài sẽ thu tập lại từ sự nhỏ bé còn ẩn hiện thành sự to rộng lớn và vượt qúa tầm nhìn tâm trí không thể hiểu nổi.

Với sức mạnh và vinh quang Thiên Chúa sẽ bao bọc toàn thế giới, đời sống nhỏ bé của con người và toàn vũ trụ trong ánh quang tình yêu của Ngài.

Điều này người tín hữu hằng cầu nguyện trong các Thánh lễ Misa: “Lạy Chúa, chúng con loan truyền việc Chúa chịu chết, và tuyên xưng việc Chúa sống lại, cho tới khi Chúa đến!”

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

 

Read 56 times

Last modified on Freitag, 29/11/2024

ĐỨC MẸ MARIA tước hiệu LAVANG
Bổn mạng Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Đức

https://hinhanh.ldcg.de/

 

« December 2024 »
Mon Tue Wed Thu Fri Sat Sun
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31          

Chuyện Phiếm Đạo Đời

Vậy, xin thưa: thoạt khi lọt lòng mẹ, bần đạo được xếp hạng thứ mười hai trong gia đình nhỏ bé, các cụ tìm không ra cái tên nào hay đẹp hơn nữa, bèn đặt cho cái tên là Trần Ngọc Tá, rồi đi hỏi cha xứ Trịnh Như Khuê (lúc ấy làm linh mục chánh xứ Hàm Long, Hà Nội), rồi sẽ sửa đổi sau. Nhưng, cha xứ Hàm Long sau đó làm Giám Mục rồi Hồng Y, các cụ thân sinh ra bần đạo không còn dám quấy rầy cha/cố nữa. Quên đi mất. Để rồi thằng bé, khi di cư vào Nam, đến Nha Trang, quan chức cứ gọi tên lên mà hạch hỏi, thay vì gọi tay Trần ngọc Tá, cứ phiên âm thành Trần Ngọc “Té”, nghe như thằng bé bị té giếng không nghe tiếng gọi, mãi chẳng lên. Thôi thì, từ đó xin chọn tên này làm … quê hương. Dẫu khó thương. Và, đó là những tâm tình hơi khó thương, nhưng có thật, đấy ạ.

Và, đáp ứng câu của chị Đỗ Thị Thu Vân, cựu giáo chức ở Sài gòn, đã hỏi: tại sao các vấn đề người viết đưa ra, đều bỏ ngỏ, không giải đáp? Bần đạo tình thật thưa: mình rất tránh những tranh luận/cãi vã về lập trường thần học, rất thánh kinh. Phần này, xin nhường lời cho các đấng bậc cao siêu, đứng lớp. Riêng cá nhân, chỉ nhìn ra vấn đề trong sống Đạo, ở đời thường. Đã là tốt. Các giải đáp, cho vấn nạn đặt ra cho mỗi người, ở cuộc sống; hãy cứ để mọi người được kiếm tìm. Một khi đã gặp gỡ Đức Kitô rồi, sẽ có đáp số cho riêng mình, mà sống Đạo. Trong cuộc đời. Với mọi người.
Trần Ngọc Mười Hai

Những Sự Kiện Sắp Tới

Keine Veranstaltungen gefunden

Lịch Mục Vụ

  

KyyeuLDCG

Để đánh dấu mừng kỷ niệm 40 năm Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức, Liên Đoàn Công Giáo đã thực hiện một tập kỷ yếu ghi lại những sinh hoạt của LĐCGVN và tất cả hình ảnh của các Đại Hội Công Giáo kể từ ngày thành lập cho tới nay. Mọi chi tiết cần biết xin liên lạc Văn Phòng LĐCGVN

Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

2018 10 09 14 31 09

Đặc san Giáo Sĩ Việt Nam được phát hành qua email 2 tuần một lần. Nếu muốn nhận trực tiếp bằng email, xin vui lòng gởi thư GHI DANH tại địa chỉ: giaosivietnam@gmail.com

LyTrungTin

Soạn Giả cuốn Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị và Tạp Chí Dân Văn không giữ bản quyền cuốn sách này, do đó tất cả mọi người vì nhu cầu viết tiếng Việt đều có thể in ấn cũng như sử dụng cuốn Tự Vị này, mong rằng đây là một đóng góp tích cực và nhỏ nhoi cho cộng đồng người Việt tại Hải Ngoại.

- Download/tải Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị
- Download/tải Phụ bản

Khách truy cập

Hôm nay 75

Tổng cộng 14296882

Lên đầu trang