Khuôn mặt mùa Vọng: Dòng sông Jordan

Khuôn mặt mùa Vọng: Dòng sông Jordan

Bên vùng Trung Đông nước Do Thái có một dòng sông nhỏ, chiều dài 251 cây số, bắt nguồn từ vùng cao nguyên Golan phía Bắc nước Do Thái sát nước Syria và Libano, dòng nước chảy vào biển hồ Nazareth Galileo, và xuống miền Nam nước Do Thái và sau cùng đổ vào biển Chết. Nhưng lại đóng vai trò ý nghĩa to lớn cùng quan trọng về hình thể địa lý, kinh tế cùng tôn giáo. Dòng sông này là nguồn cung cấp nước uống rất quan trọng cho dân chúng sinh sống nước Do Thái cũng như bên nước Jordania.

Linh mục Christian Hennecke đã có tựa đề cho suy tư: “Giáo Hội bước qua dòng sông Jordan”. Ông chọn đề tài nàyy dựa vào ngạn ngữ trong dân gian nơi vùng đó. Vì dòng sông Jordan như là biên giới, vùng qúa cảnh phân chia giữa hai đất nước Israel và Jordania, để diễn tả tình trạng Giáo Hội lúc này đang trong tình trạng biến đổi với những trút bỏ sửa sai và đổi mới cập nhật hóa.

Người Do Thái ngày xưa đã từng có kinh nghiệm trải qua về tình trạng đi qua vùng qúa cảnh. Họ đã có hành trình lâu dài trong sa mạc, và sau cùng họ đã lội bước qua dòng sông biên giới nhỏ này, tiến vào quê hương đất nước Chúa hứa ban cho. Vùng qúa cảnh bước qua dòng sông Jordan từ vùng sa mạc tiến vào đất nước Chúa hứa trở thành chuyện lịch sử thành lập đất nước của người Do Thái, mà sách kinh thánh Josua nhiều lần viết thuật lại.

Địa điểm qúa cảnh này Thánh Goan tẩy gỉa đã chọn đến, để khai mào sứ vụ giảng giải công khai của mình. Địa điểm này với Thánh Gioan là biểu tượng mang ý nghĩa lịch sử thánh sâu đậm. Tiếng kêu gọi ăn năn quay trở lại của ông và phép rửa ông thực hiện ngay nơi chốn dòng sông Jordan, mà ngày xưa dân Do Thái đã lội bước qua từ vùng sa mạc họang vu tiến vào quê hương đất nước chảy sữa cùng mật ong Chúa hứa ban cho. Bước qua dòng sông Jordan mang ý nghĩa quyết định cùng lời đoan hứa của Chúa vừa cụ thể nhìn thấy và cảm nhận được trong tâm hồn.

Kinh Thánh thuật lại kinh nghiệm biến cố cảnh tượng dân chúng Do Thái bước vượt qua dòng sông biên giới Jordan để sang bờ bên kia, cửa ngõ bến bờ của lời đoan hứa thần thánh. Họ bỏ lại sau lưng những cái cũ, và mạo hiểm khám phá điều mới bên kia bờ sông. Biến cố lịch sử này có nhiều thách thức hồi hộp căng thẳng, nhưng là một ví dụ cụ thể và sát gần gũi đời sống con người.

Mỗi người phải sống trải qua đời sống riêng mình. Họ phải sống ngay lúc này, không phải đợi lời hứa khi đã qua đời: Mỗi người bước qua dòng sông Jordan đời sống mình. Điều này dân Do Thái đã để lại kinh nghiệm giúp cho các thế hệ trần gian, khi gặp hoàn cảnh trước ngưỡng cửa phải bước vượt qua biên giới và những bước kế tiếp theo.

Khi dân Do Thái sau cuộc hành trình lâu dài với nhiều khó khăn mệt nhọc băng qua sa mạc, núi đồi, họ ngừng nghỉ, căng lều nghĩ tưởng là đã đạt tới đích điểm. Nhưng thời điểm chính xác cho bước đi tới chưa đến. Sự thay đổi về nhân sự là yếu tố quyết định quan trọng: Tiên tri Mose, vị thủ lãnh dẫn đường luôn cùng hằng đi bên cạnh trong 40 năm hành trình, đã qua đời. Thủ lãnh Josua được chọn làm người thay thế Tiên Tri Mose dẫn dân tiến vào quê hương đất nước Thiên Chúa hứa ban. Nhưng Josua phải làm sao chiếm được sự tin tưởng của dân chúng. Dân chúng cảm nhận ra, Thiên Chúa Giavê luôn hằng cùng đồng hành với họ, hướng dẫn họ bước đi. Dẫu vậy phải cần có thời gian.

Một quyết định tốt, đúng có ý nghĩa luôn cần có thời gian suy nghĩ cân nhắc, cùng dấu chỉ, để có can đảm tiến tới bước tiếp theo.

Dân gian có ngạn ngữ: Con đường là đích điểm! Dẫu vậy trước hết cần đến viễn tưởng đẹp. Phải, một giấc mơ, một đích điểm chính đáng yêu thích. Những điều này giúp tăng sức lực tiến bước lên đường, để vượt qua những vùng chuyển tiếp qúa cảnh trong đời sống. Điều này như nguồn truyền cảm hứng cho bước đi tới kế tiếp.

Dân Do Thái bên bờ dòng sông Jordan đã minh chứng từ những thế hệ mong có: một quê hương đất nước, nơi có sữa và mật ong chẩy, một đất nước cho họ đời sống tự do không còn bị sống cảnh nô lệ tôi đòi như bên nước Ai Cập nữa. Nơi quê hương đất nước mới này họ có quyền tự quyết định lấy, và có thể vạch ra xây dựng một đời sống hạnh phúc. Luôn luôn dân Do Thái cũng đã bị đe dọa gặp nhiều thử thách nguy hiểm từ bên ngoài lẫn từ trong nội bộ. Nhưng nếu họ không có giấc mơ, đích điểm viễn tượng mong muốn đạt đến như thế, chắc rằng họ không bao giờ đạt tới bờ sông Jordan và bước vượt qua được, để vào quê hương đất nước Thiên Chúa hứa ban cho.

Thánh Gioan tẩy gỉa bên bờ sông Jordan kêu gọi một đích điểm mới: Hãy ăn năn thống hối trở về! Nước trời gần kề bên. (Mt 3,2) Như thế ông muốn nói đến thế giới mới của Thiên Chúa, nơi đó con người chúng ta có liên lạc tương quan với Thiên Chúa nguồn đời sống và tình yêu thương.

Đây là viễn tượng của Ông, và cũng là chiều kích to lớn của Ông. Ông không màng tới chính mình. Nhưng ông hướng chỉ về Vị đang đến: Tôi làm phép rửa cho anh em bằng nước. Nhưng có một Vị đến sau, Vị này quyền năng dũng mạnh hơn tôi…(Lc 3,16)

Dân chúng tuốn đến bờ sông Jordan xem nghe Ông Gioan rao giảng, và có nhiều người xin chịu phép rửa. Qua đó họ muốn nói lên một dấu chỉ của sự bắt đầu mới lại, và tin tưởng trầm mình trong dòng nước lịch sử của Thiên Chúa, mà ngày xưa dân Do Thái đã lội bước vượt qua. Hành động như thế, họ tưởng nhớ lại lịch sử của tổ tiên cha ông họ ngày xưa đã thực hiện nơi bờ dòng nước sông Jordan. Ngày xưa đã diễn xảy ra vẫn còn sống động cho ngày hôm nay. Sự quan phòng chỉ dẫn cùng trợ giúp của Thiên Chúa không nhìn thấy bằng mắt, nhưng luôn cảm nhận ra trong trái tim tâm hồn.

Phép Rửa ngày nay là dấu chỉ của thành phần thuộc về Giáo Hội Chúa, của chúc lành và của sự vực dậy cho phấn khởi vươn lên để vượt qua những vướng mắc ngưỡng cửa vùng qúa cảnh tinh thần.

Ai muốn tự sức mình không cần đến Thiên Chúa, bước vượt qua những vùng qúa cảnh tinh thần, sẽ đi vào vùng tối tăm gặp nguy hiểm, và sau cùng rơi vào vùng cô quạnh trống vắng. Nhưng với lòng tin tưởng vào Chúa bước vượt qua dòng sông Jordan, sẽ đạt đến được bến bờ đất nước Chúa hứa ban.

Dòng sông Jordan địa lý, và dòng sông Jordan tinh thần trong đời sống con người ngày hôm qua và hôm nay.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

 

Read 185 times

Last modified on Donnerstag, 12/12/2024

ĐỨC MẸ MARIA tước hiệu LAVANG
Bổn mạng Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Đức

« May 2025 »
Mon Tue Wed Thu Fri Sat Sun
      1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30 31  

Chuyện Phiếm Đạo Đời

Vậy, xin thưa: thoạt khi lọt lòng mẹ, bần đạo được xếp hạng thứ mười hai trong gia đình nhỏ bé, các cụ tìm không ra cái tên nào hay đẹp hơn nữa, bèn đặt cho cái tên là Trần Ngọc Tá, rồi đi hỏi cha xứ Trịnh Như Khuê (lúc ấy làm linh mục chánh xứ Hàm Long, Hà Nội), rồi sẽ sửa đổi sau. Nhưng, cha xứ Hàm Long sau đó làm Giám Mục rồi Hồng Y, các cụ thân sinh ra bần đạo không còn dám quấy rầy cha/cố nữa. Quên đi mất. Để rồi thằng bé, khi di cư vào Nam, đến Nha Trang, quan chức cứ gọi tên lên mà hạch hỏi, thay vì gọi tay Trần ngọc Tá, cứ phiên âm thành Trần Ngọc “Té”, nghe như thằng bé bị té giếng không nghe tiếng gọi, mãi chẳng lên. Thôi thì, từ đó xin chọn tên này làm … quê hương. Dẫu khó thương. Và, đó là những tâm tình hơi khó thương, nhưng có thật, đấy ạ.

Và, đáp ứng câu của chị Đỗ Thị Thu Vân, cựu giáo chức ở Sài gòn, đã hỏi: tại sao các vấn đề người viết đưa ra, đều bỏ ngỏ, không giải đáp? Bần đạo tình thật thưa: mình rất tránh những tranh luận/cãi vã về lập trường thần học, rất thánh kinh. Phần này, xin nhường lời cho các đấng bậc cao siêu, đứng lớp. Riêng cá nhân, chỉ nhìn ra vấn đề trong sống Đạo, ở đời thường. Đã là tốt. Các giải đáp, cho vấn nạn đặt ra cho mỗi người, ở cuộc sống; hãy cứ để mọi người được kiếm tìm. Một khi đã gặp gỡ Đức Kitô rồi, sẽ có đáp số cho riêng mình, mà sống Đạo. Trong cuộc đời. Với mọi người.
Trần Ngọc Mười Hai

Những Sự Kiện Sắp Tới

Keine Veranstaltungen gefunden

Lịch Mục Vụ

  

KyyeuLDCG

Để đánh dấu mừng kỷ niệm 40 năm Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức, Liên Đoàn Công Giáo đã thực hiện một tập kỷ yếu ghi lại những sinh hoạt của LĐCGVN và tất cả hình ảnh của các Đại Hội Công Giáo kể từ ngày thành lập cho tới nay. Mọi chi tiết cần biết xin liên lạc Văn Phòng LĐCGVN

LyTrungTin

Soạn Giả cuốn Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị và Tạp Chí Dân Văn không giữ bản quyền cuốn sách này, do đó tất cả mọi người vì nhu cầu viết tiếng Việt đều có thể in ấn cũng như sử dụng cuốn Tự Vị này, mong rằng đây là một đóng góp tích cực và nhỏ nhoi cho cộng đồng người Việt tại Hải Ngoại.

- Download/tải Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị
- Download/tải Phụ bản

Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

2018 10 09 14 31 09

Đặc san Giáo Sĩ Việt Nam được phát hành qua email 2 tuần một lần. Nếu muốn nhận trực tiếp bằng email, xin vui lòng gởi thư GHI DANH tại địa chỉ: giaosivietnam@gmail.com

Khách truy cập

Hôm nay 60

Tổng cộng 14347358

Lên đầu trang