Khuôn mặt người mẹ Thiên Chúa

Khuôn mặt người mẹ Thiên Chúa

Hằng năm Giáo hội Chúa ở trần gian mừng ngày sinh nhật Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, như trong kinh Tin Kính có lời tuyên tín: Bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria và đã làm người.

Phúc âm Thánh sử Luca (Lc 2, 14) diễn tả thuật lại quang cảnh mẹ Maria hạ sinh Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, trong hang chuồng xúc vật ở ngoài cánh đồng Bethlehem cách đây hơn hai ngàn năm.

Dựa trên nền tảng đó Kinh cầu Đức Mẹ Maria có lời ca ngợi nguyện xin: Đức mẹ sinh Chúa Cứu thế.

Và Giáo Hội Công giáo năm 1970 thời Công đồng Vatican II, với cuộc cải tổ phụng vụ, đã chọn ngày 01. Tháng Giêng dương lịch hằng năm làm ngày lễ mừng kính Đức Mẹ Maria là mẹ Thiên Chúa.

Ngày 01.01. dương lịch là ngày khởi đầu năm mới đang tiến vào không gian thời gian vũ trụ. Đó là theo cách suy tính sắp xếp niên lịch của con người phân chia theo chu kỳ mỗi năm với 12 tháng, 52 tuần lễ và 365 ngày.

Ngày đầu Năm mới khởi đầu còn mới, như tờ giấy trắng chưa có dấu vết nét chữ viết nào trên đó. Nhưng những biến cố dấu vết của năm cũ, dù năm tháng cũ đã đi vào lịch sử thành thời gian qúa khứ, vẫn còn lưu lại kéo dài sang năm mới: chiến tranh, bất công, áp bức, mất bình an, nghèo túng, bệnh tật, lưu lạc tỵ nạn, hoang mang chao đảo…

Năm mới mở ra cánh cửa niềm vui mới, niềm hy vọng mới hướng về thời gian mới đang đến. Nhưng con người, xã hội cũng phải vẫn phài sống đối diện với những biến cố, những vấn đề dấu vết của năm cũ còn đó. Cộng thêm những thách đố đòi hỏi trong thời gian năm mới sẽ xảy đến nữa. Tắt một lời khó khăn không ít hơn cho cả thời gian năm mới! Không gian thời gian năm mới có vầng đám mây trời lúc trong sáng, và có cả lúc mù mịt đen tối nữa!

Kinh Thánh thuật lại quang cảnh hài nhi Giêsu, Con Thiên Chúa sinh ra, một bên có nhiều ánh sáng hào quang các Thiên Thần từ trời cao hiện xuống ca hát mừng vui chào mừng Thiên Chúa làm người xuống trần gian, và các người mục đồng hân hoan rủ nhau đến thăm viếng hài nhi Giêsu, như Thiên Thần Chúa báo cho họ biết và phấn khởi loan báo tin vui biến cố thần thánh đó., ca ngợi Thiên Chúa. ( Lc 2, 16/21). Và một bên không nói gì đến người cha nuôi Giuse của hài nhi Giesu, còn về người mẹ hài nhi Giesu, mẹ Maria, chỉ ngắn gọn: Còn Maria thì ghi nhớ tất cả những việc đó và suy niệm trong lòng!

Mẹ Maria, người mẹ sinh thành hài nhi Giesu, Con Thiên Chúa, sống giữ yên lặng. Maria không nói gì đến hài nhi Giesu con mình sinh ra thế nào. Chị chỉ chăm chú làm việc bổn phận của người mẹ săn sóc em bé con mình, như bao người mẹ khác, và tuân theo tập tục truyền thống Do Thái giáo chặt chẽ: Khi đã đủ tám ngày, lúc phải cắt bì cho con trẻ, thì người ta gọi tên Người là Giêsu, tên mà Thiên Thần đã gọi trước khi con trẻ được đầu thai trong lòng mẹ.

Nếp sống thường ngày trở lại. Cảnh huy hoàng ánh sáng các Thiên Thần hiện xuống, cảnh các người mục đồng hồ hởi thăm viếng ca ngợi hài nhi Giesu cũng qua đi. Và các mục đồng cũng vội vã về với đàn súc vật của họ, tiếp tục con đường nay đây mai đó tìm kiếm đồng cỏ xanh tốt, nước uống trong lành cho thú vật. Quang cảnh ngày giáng sinh không kéo dài.

Theo tập tục văn hóa cùng phụng vụ lễ nghi truyền thống xưa nay, người tín hữu Chúa Kitô vào ngày mừng lễ Chúa giáng sinh làm hang đá chuồng thú vật, dựng các pho tượng giáng sinh, treo sao đèn, lễ nghi trang trọng, ca hát hoành tráng long trọng, có cả văn nghệ, ăn uống mừng lễ nữa. Nhưng khi ngày lễ qua đi, những trang trí mừng lễ cũng lại được thu dẹp cất đi hoặc đem đi hủy bỏ! Lễ giáng sinh không kéo dài.

Nhưng lễ giáng sinh ngày xưa ở Bethlehem nơi đức mẹ Maria lại kéo dài. Niềm vui mừng nơi mẹ Maria không giống như nơi các mục đồng. Mẹ Maria trái lại giữ kỹ trong trái tim tâm hồn mình biến cố giáng sinh thần thánh của con mình, như mầu nhiệm cao cả.

Các mục đồng đến thăm viếng ca ngợi, các Thiên Thần hiện đến ca hát chào mừng, Ba Vua đến thờ lạy tặng qùa, rồi họ lại rời trẩy đi về nhà quê quán của họ. Nhưng mẹ Maria giữ chặt mối dây tình mẫu tử con mình lại trong cung lòng, ra sức bảo vệ che chở hài nhi Giêsu. Khi biết được người ta đi truy lùng bắt sát hại hài nhi Giêsu, mẹ Maria cùng với Ông Giuse đem hài nhi Giesu con mình lên đường đi sang nước Ai Cập tỵ nạn.

Mẹ Maria giữ chặt mối giây tình mẫu tử với con con mình. Bà đã trong lo âu hốt hoảng đi tìm kiếm trẻ Giesu con mình lúc mới 12 tuổi đi lạc ở Jerusalem, khi gia đình cùng đi hành hương kính viếng đền thờ theo luật định.

Mẹ Maria đã chịu đựng mang trong tâm hồn giữ yên lặng niềm vui mừng ngày hài nhi Giêsu giáng sinh ra đời suốt dọc đời sống, cả khi Giesu sau này phải chịu đau khổ, bị kết án, đóng đinh vào thập gía chết trên đó. Hoàn cảnh sự sinh ra đời của hài nhi Giêsu năm xưa trong hang chuồng xúc vật khó khăn nghèo hèn là kinh nghiệm qúi báu cho đời sống của Maria. Nó giúp người mẹ Maria có sức chịu đựng đau khổ ngày Thứ Sáu tuần thánh sau này phải chứng kiến đứng dưới chân thập gía nhìn Giesu con mình chết treo trên đó.

Vì xưa kia trong hang chuồng xúc vật Maria đã đau lòng nhưng với tình yêu mến, phải lấy máng đựng cỏ rơm cho xúc vật làm bằng gỗ, dùng làm chiếc nôi đặt em bé Giêsu mới sơ sinh nằm, để bảo vệ con mình. Vì thế mẹ Maria sau này đã có thể đứng chết lặng dưới cây gỗ thập gía.

Máng đựng chứa cỏ rơm cho súc vật ăn trong hang chuồng và thập gía xưa kia thông thường đều làm bằng gỗ.Ngảy nay trong đền thờ Đức Bà cả ở Roma còn giữ lại những mảnh gỗ máng cỏ rơm ngày xưa hài Nhi Giêsu đã nằm trên đó. Theo tương truyền Thánh nữ Helena, mẹ của hoàng đế Constantino của đế quốc Roma, đã hành hương sang đất thánh Bethlehem, và lần theo dấu vết cùng những chỉ dẫn tìm được những mảnh gỗ máng cỏ hài Nhi Giêsu sinh ra ở Bethlehem nằm. Thánh nữ mang về Roma và được bảo quản trong đền thờ Đức Bà cả, như di tích cổ kính cùng thánh đức.

Mẹ Maria giữ sâu kín trong tâm hồn mình biến cố giáng sinh con mình trước đây hơn ba mươi năm. Biến cố thần thánh đó đã dẫn đưa mẹ Maria sau này từ sự chết nơi thập gía của con mình đến nấm mồ chôn Chúa Giêsu trở thành ngôi mộ trống, rồi tới buổi sáng ngày phục sinh, Chúa Giesu sống lại, như kinh cầu có lời ca nguyện: Chúa Giêsu sống lại trước hết đi viếng Đức Mẹ!

Niềm vui mừng tiếp nối niềm vui mừng! Niềm vui mừng hạnh phúc ngày Chúa giáng sinh năm xưa, mà mẹ Maria giữ sâu kín nơi trái tim tâm hồn trong suốt dọc đời sống phải chịu đựng chứng kiến những đau khổ nghịch cảnh của đời Chúa Giêsu, Con mình, không bao giờ bị dập tắt, trái lại phát tỏa bừng lên với sự sống lại của Chúa Giêsu Kito.

Vì thế khuôn mặt đời sống của mẹ Maria là tấm gương có sức thuyết phục truyền cảm hứng về cung cách lối sống cho lễ mừng Chúa giáng sinh kéo dài trong suốt dọc đời sống. Mẹ Maria không đứng dừng lại nơi những hoàn cảnh khó khăn nhiều đau khổ thử thách trong suốt dọc đời sống. Nhưng mẹ đã đứng dậy tiếp tục đi.

Hang chuồng máng cỏ súc vật ngày hài nhi Giesu giáng sinh ở Bethlehem, và cây thập gía đồi Golgotha làm bằng gỗ khô cứng quấn quyện đời sống mẹ. Nhưng mẹ Maria không để mình bị đè bẹp nhận chìm dười sức nặng của cây gỗ.

Mẹ Maria đã gìn giữ kho tàng mầu nhiệm ngày hài nhi Giêsu giáng sinh sâu kín trong trái tim tâm hồn mình. Mẹ Maria đã sống tất cả trọn vẹn cho mầu nhiệm Chúa giáng sinh: vui mừng trong đau khổ, luôn giữ lòng trung thành tin tưởng vào niềm vui tình yêu Thiên Chúa.

Trong suốt dọc đời sống con người chúng ta ai đời cũng đều trải qua những đau khổ, những nghịch cảnh, những lo âu thử thách, những đòi hỏi phải thay đổi, bệnh tật, những hoàn cảnh bất an…nhưng chưa phải là tận cùng, trái lại còn có ngày mai, còn có niềm hy vọng. Con đường đời sống có nhiều khúc đoạn lên xuống, có ánh sáng và cũng có cả bóng tối nữa đan chéo vào nhau…

Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa cũng đã sống trải qua những đoạn đường gỗ khô cứng máng cỏ chuồng thú vật và cây thập gía. Và sau cùng buổi bình minh niềm vui ngày Chúa Giêsu sống lại chiếu tỏa trong đời sống cho Đức Mẹ Maria và cho con người.

Khi lễ mừng Chúa giáng sinh qua đi, những tượng trong hang đá, những trang trí…được gỡ bỏ cất đi để vào tủ trên căn gác, dưới hầm cho năm tới, hoặc đem đi thiêu hủy. Và rồi biến cố lễ mừng Chúa giáng sinh rơi vào dĩ vảng cùng quên đi. Nhưng có lẽ một hình tượng nào như tượng Thiên Thần, mục đồng, ba vua, con vật nào, tượng hài nhi Giesu…mà còn giữ lại trong căn nhàt trên tủ, nơi cửa sổ…, để bất cứ lúc nào cũng có thể nhìn thấy được trong suốt năm, là một cung cách sống nhớ lại biến cố Chúa giáng sinh, như Đức mẹ xưa gìn giữ biến cố niềm vui mừng giáng sinh trong trái tim tâm hồn suốt dọc đời sống.

Cung cách lối sống tưởng nhớ gìn giữ trong trái tim tâm hồn, nhất là mẫu gương về đức tin vào Thiên Chúa, về đời sống đức mẹ Maria hay một vị Thánh nào có sức truyền cảm hứng tinh thần, cùng cả cho sức lực thể xác giúp vượt qua những ải khó khăn trong đời sống, nhất là cho khung thời gian Năm Mới 2025 còn có nhiều bất định đang tiến đến.

Chúc mừng Năm Mới 2025!
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

Read 21 times

Last modified on Montag, 30/12/2024

ĐỨC MẸ MARIA tước hiệu LAVANG
Bổn mạng Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Đức

https://hinhanh.ldcg.de/

 

« January 2025 »
Mon Tue Wed Thu Fri Sat Sun
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    

Chuyện Phiếm Đạo Đời

Vậy, xin thưa: thoạt khi lọt lòng mẹ, bần đạo được xếp hạng thứ mười hai trong gia đình nhỏ bé, các cụ tìm không ra cái tên nào hay đẹp hơn nữa, bèn đặt cho cái tên là Trần Ngọc Tá, rồi đi hỏi cha xứ Trịnh Như Khuê (lúc ấy làm linh mục chánh xứ Hàm Long, Hà Nội), rồi sẽ sửa đổi sau. Nhưng, cha xứ Hàm Long sau đó làm Giám Mục rồi Hồng Y, các cụ thân sinh ra bần đạo không còn dám quấy rầy cha/cố nữa. Quên đi mất. Để rồi thằng bé, khi di cư vào Nam, đến Nha Trang, quan chức cứ gọi tên lên mà hạch hỏi, thay vì gọi tay Trần ngọc Tá, cứ phiên âm thành Trần Ngọc “Té”, nghe như thằng bé bị té giếng không nghe tiếng gọi, mãi chẳng lên. Thôi thì, từ đó xin chọn tên này làm … quê hương. Dẫu khó thương. Và, đó là những tâm tình hơi khó thương, nhưng có thật, đấy ạ.

Và, đáp ứng câu của chị Đỗ Thị Thu Vân, cựu giáo chức ở Sài gòn, đã hỏi: tại sao các vấn đề người viết đưa ra, đều bỏ ngỏ, không giải đáp? Bần đạo tình thật thưa: mình rất tránh những tranh luận/cãi vã về lập trường thần học, rất thánh kinh. Phần này, xin nhường lời cho các đấng bậc cao siêu, đứng lớp. Riêng cá nhân, chỉ nhìn ra vấn đề trong sống Đạo, ở đời thường. Đã là tốt. Các giải đáp, cho vấn nạn đặt ra cho mỗi người, ở cuộc sống; hãy cứ để mọi người được kiếm tìm. Một khi đã gặp gỡ Đức Kitô rồi, sẽ có đáp số cho riêng mình, mà sống Đạo. Trong cuộc đời. Với mọi người.
Trần Ngọc Mười Hai

Những Sự Kiện Sắp Tới

Keine Veranstaltungen gefunden

Lịch Mục Vụ

  

KyyeuLDCG

Để đánh dấu mừng kỷ niệm 40 năm Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức, Liên Đoàn Công Giáo đã thực hiện một tập kỷ yếu ghi lại những sinh hoạt của LĐCGVN và tất cả hình ảnh của các Đại Hội Công Giáo kể từ ngày thành lập cho tới nay. Mọi chi tiết cần biết xin liên lạc Văn Phòng LĐCGVN

Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

2018 10 09 14 31 09

Đặc san Giáo Sĩ Việt Nam được phát hành qua email 2 tuần một lần. Nếu muốn nhận trực tiếp bằng email, xin vui lòng gởi thư GHI DANH tại địa chỉ: giaosivietnam@gmail.com

LyTrungTin

Soạn Giả cuốn Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị và Tạp Chí Dân Văn không giữ bản quyền cuốn sách này, do đó tất cả mọi người vì nhu cầu viết tiếng Việt đều có thể in ấn cũng như sử dụng cuốn Tự Vị này, mong rằng đây là một đóng góp tích cực và nhỏ nhoi cho cộng đồng người Việt tại Hải Ngoại.

- Download/tải Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị
- Download/tải Phụ bản

Khách truy cập

Hôm nay 166

Tổng cộng 14304645

Lên đầu trang