Hình ảnh tiếng Sư Tử gầm thét

Hình ảnh tiếng Sư Tử gầm thét

Sư tử là loài thú vật hoang dã, có sức mạnh dũng mãnh cùng uy phong to lớn lực lưỡng, nên được phong gọi là „chúa sơn lâm“.

Loài thú vật bốn chân này phóng chạy rất nhanh như vũ bão, săn vồ những thú vật khác làm mồi ăn thịt sống, răng và móng chân nanh vuốt nhọn, nên rất nguy hiểm cho các thú vật khác.

Loài thú vật này là hình ảnh tượng trưng cho sức mạnh uy dũng thống trị, tiếng gầm thét vang vọng gây kinh hãi. Giống như loài mèo, nó có khả năng không chỉ nhìn tinh tường ban ngày mà cả ban đêm tối trời nữa.

Theo văn hóa thời bên Ai Cập cổ xưa, loài thú này là hình ảnh vị gìn giữ Nước, và đồng thời cũng được tôn kính là vị thần Mặt Trời. Vì thế, nơi ghế ngai của các vị Vua Pharao thời đại đó đều khắc hình Sư Tử để nói lên sức mạnh quyền uy.

Ở vùng văn hóa viễn Đông bên Trung Hoa, bên Ấn Độ, Sư Tử như con Rồng, được cho là người bảo vệ đền thờ chống lại ma qủy sự dữ.

Trong văn hóa tôn giáo Do Thái và Kitô giáo hình ảnh Sư Tử được nói đến nhiều cả hai khía cạnh tiêu cực lẫn tích cực.

Sư tử bị cho là ma quỷ thần dữ và nguy hiểm cho người cùng các loài thú vật khác.

„Xin cứu con khỏi nanh sư tữ hãi hùng“ (Tv 22,22)

„Tôi phải nằm giữa bầy sư tử, loài thú ăn thịt người, nanh vuốt chúng là đầu tên mũi giáo, lưỡi thì sắc bén tựa gươm đao.“ (Tv 57,5)

Tuy nhiên hình ảnh sư tử trong Kinh Thánh cũng có khía cạnh tích cực: Juda con Ông Giacóp được ví như một con sư tử non trẻ (St, 49,9).

Và Chúa Giêsu Kitô được trình bày là hình ảnh một con sư tử dòng dõi chi tộc Juda: „Này đây, Sư Tử xuất thân từ chi tộc Juda, Chồi non của David đã chiến thắng, Người sẽ mở cuốn sách và bảy ấn niêm phong.„ (Kh 5,5)

Trong nghệ thuật văn hóa Kitô giáo Sư Tử là hình ảnh kẻ canh gác, mang ý nghĩa nói về sức mạnh.Có thể vì thế nơi hai đầu của phần bia mộ các người qúa cố vị vọng thời xưa trong thánh đường, như thấy ở bên trong nhà thờ chính tòa Tổng giáo phận Bamberg nước Đức nơi phần mộ xây nổi trên nền nhà thờ của vợ chồng hoàng đế Heinrich II. và Kunigunde, họ đã được tôn phong lên hàng Hiển Thánh.

Theo Ngôn sứ Isaia hình ảnh con Sư Tử là hình ảnh hòa bình đang đến: Chiên con và Sư Tử an bình nằm cạnh nhau, “Một cậu bé chăn dắt chúng, Sư Tử cùng ăn rơm như bò.“ (Isaia 11,6-7).

Và sau cùng Con Sư Tử được dùng là hình ảnh biểu tượng Phúc âm Chúa Giesu theo Thánh Marcô, mà trong suốt năm phụng vụ B (từ 03.12. 2023 đến 01.12. 2024) được đọc trong các thánh lễ Misa.

Nguồn gốc hình ảnh biểu tượng của bốn phúc âm Chúa Giêsu có nguồn gốc trong thần thoại thời Babylon. Bốn vị Thần: Nergal = Cánh sư tử, Marduk = Cánh thú vật, Nabu = hình người và Mimurta = Chim đại bàng diễn tả sức mạnh thần thánh.

Ngôn sứ Ezechiel trong thị kiến đã nhìn thấy vinh quang của Thiên Chúa nơi bốn sinh vật (Ez 1,1-14), giống như Thánh Gioan thuật lại trong sách Khải Huyền thuật lại (Kh 4,6-8)

Các Giáo phụ Irenaeus và Hippolytus đã đem bốn sinh vật trong thị kiến của Ngôn sứ Ezechiel và nơi sách Khải Huyền làm hình ảnh biểu tượng cho bốn vị Thánh sử viết phúc âm Chúa Giêsu.

Thánh giáo phụ Hieronymus đã căn cứ theo nội dung của phúc âm sắp xếp Con Sư tử là hình ảnh biểu tượng cho phúc âm theo Thánh Marco. Vì phúc âm này khởi đầu với Thánh Gioan tiền hô rao giảng là tiếng hô trong sa mạc, Ông sống giữa thiên nhiên trong rừng hoang dã thú vật. Lời rao giảng đang thép của Gioan nơi hoang địa về ăn năn sám hối giống như tiếng sư tử gầm thét trong rừng hoang đã

Thánh sử Marco được đặt cho hình ảnh biểu tượng con sư tử, vì khởi đầu thuật lại Chúa Giêsu ra đi rao gỉang nước Thiên Chúa loan báo thời thái bình, bò con và sư tử bên nằm cạnh nhau, cùng được chăn nuôi ăn trên đồng cỏ, và sư tử cũng ăn cỏ như chiên bò.

Ở thành phố Venezia bên nước Ý có vương cung thánh đường kính Thánh Marco thánh sử. Ngoài công trường ở mặt tiền thánh đường có cây cột trụ cao, trên đó có tượng con sư tử mầu vàng với đôi cánh là hình ảnh biểu tượng cho Thánh Marco thánh sử viết phúc âm Chúa Giêsu.

Ở bên trong đền thờ Thánh Phero bên Vatican, nơi vị trí bàn thờ đức tin hay gian cung thánh, ở bốn góc có vẽ khắc bốn hình biểu tượng 4 Thánh sử viết phúc âm Chúa Giêsu. Thánh sử Marco được khắc vẽ với hình con sư tử có đôi cánh và cuốn sách Phúc âm.

Tác gỉa viết phúc âm Chúa Giêsu theo Thánh Marco ngay từ thời Giáo hội sơ khai có tên là Gioan Marco.

Theo truyền thống từ thời Gịáo hội lúc ban đầu, Marco và Thánh Tông đồ Phero có liên hệ mật thiết với nhau. Giám mục Papias thành Hieropolis vào thời năm 120. sau Chúa giáng sinh, cho rằng Marco là học trò, người thông ngôn những bài giảng của Thánh Phero từ tiếng Do Thái sang tiếng Hylạp, tiếng Latinh cho những người lương dân thời đó, mà họ không thuộc về vùng nền văn hóa Do Thái giáo. Marco viết lại những gì Thánh Phero đã nghe Chúa Giêsu rao giảng khi xưa, lúc sống đã theo chân đồng hành với Chúa Giêsu ba năm.

Dựa theo mạch văn cùng ngôn ngữ Hylạp và những thành ngữ tiếng latinh trong phúc âm, người ta phỏng đoán Marco đã viết Phúc âm ở Roma hay trong vùng của đế quốc Roma.

Thời điểm Marco viết phúc âm được cho là vào năm 65. sau Chúa giáng sinh, trước khi thành Gierusalem bị quân đội Roma xâm chiếm tàn phá năm 70. sau Chúa giáng sinh. Nhưng Giáo sư Kinh thánh Gioakim Gnilka lại cho rằng sau khi thành Gierusalem năm 70. bị tàn phá, phúc âm theo Marco mới được viết ra.

Dẫu vậy, niên đại khi nào phúc âm theo Marco được viết ra không là vấn đề quan trọng bằng sứ điệp Chúa Giêsu mà Marco viết trong phúc âm.

Phúc âm Chúa Giêsu theo thánh Marco là cuốn sách phúc âm cổ nhất, được viết đầu tiên trước những 3 sách phúc âm khác và cũng là phúc âm ngắn nhất có 16 chương.

Thánh sử Marco viết phúc âm Chúa Giêsu, như cuốn sách giáo lý. Và cuốn sách giáo lý đó không chỉ là sách lịch sử, nhưng còn chứa đựng ý nghĩa thần học đạo đức nữa.

Xưa nay nhiều nhà chú giải kinh thánh, nhà thần học đã có những suy tư khảo cứu về khía cạnh ý nghĩa thần học khác nhau chứa đựng trong phúc âm Chúa Giêsu theo Thánh sử Marcô.

Ngoài những khía cạnh, mà các nhà chú giải, các nhà thần học suy tư khảo cứu, khi đọc tin mừng Chúa Giêsu của Thánh sử Marcô còn nhận ra khía cạnh giáo lý phổ thông như trung tâm sứ điệp phúc âm: cho những con người sẵn sàng dấn thân bước theo chân Chúa Giêsu.

Người môn đệ tin theo Chúa Giêsu Kitô không loại bỏ con đường đau khổ vác thập gía. Vì họ tin rằng Chúa Giêsu Kitô chết trên cây thập gía đã chiến thắng sức mạnh của ma qủi thần dữ tội lỗi, và đã mở ra lối cho con người đi vào con đường sống trong tự do bình an.

Đời sống con người ai cũng muốn có thành công, nhưng thất bại lại luôn xảy ra trên con đường đời sống, và sau cùng chấm dứt với sự chết, mà không ai có thể tránh thoát được. Chả thế mà dân gian có suy tư về đời sống con người qua những giai đọan: sinh - lão - bệnh- tử!

Chúa Giêsu Kitô khi xưa đã khởi đầu con đường sứ vụ rao giảng ở miền Galileo và đã đạt nhiều thành công. Nhưng con đường đời sống của Ngài trên trần gian lại chấm dứt với sự đau khổ, bị từ chối và sau cùng cái chết bị treo trên thập gía ở Jerusalem.

Nhưng tin mừng theo Thánh sử Marcô viết để lại cho Giáo hội, cho con người: Chúng ta không mãi mãi ở trong nấm mồ sự chết, như Chúa Kitô đã chết và đã sống lại ra khỏi mồ. Thiên Thần Chúa mặc áo trắng đã loan tin cho chị phụ nữa Magdalena: Chúa Giesu Kitô đã sống lại không còn nằm trong nấm mồ nữa.

Cũng vậy trên nấm mồ của chúng ta, Thiên Thần Chúa mặc áo trắng loan tin: Chúng ta cũng được sống lại với Chúa Giêsu Kitô.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

 

Read 559 times

Last modified on Dienstag, 28/11/2023

ĐỨC MẸ MARIA tước hiệu LAVANG
Bổn mạng Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Đức

https://hinhanh.ldcg.de/

 

« January 2025 »
Mon Tue Wed Thu Fri Sat Sun
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    

Chuyện Phiếm Đạo Đời

Vậy, xin thưa: thoạt khi lọt lòng mẹ, bần đạo được xếp hạng thứ mười hai trong gia đình nhỏ bé, các cụ tìm không ra cái tên nào hay đẹp hơn nữa, bèn đặt cho cái tên là Trần Ngọc Tá, rồi đi hỏi cha xứ Trịnh Như Khuê (lúc ấy làm linh mục chánh xứ Hàm Long, Hà Nội), rồi sẽ sửa đổi sau. Nhưng, cha xứ Hàm Long sau đó làm Giám Mục rồi Hồng Y, các cụ thân sinh ra bần đạo không còn dám quấy rầy cha/cố nữa. Quên đi mất. Để rồi thằng bé, khi di cư vào Nam, đến Nha Trang, quan chức cứ gọi tên lên mà hạch hỏi, thay vì gọi tay Trần ngọc Tá, cứ phiên âm thành Trần Ngọc “Té”, nghe như thằng bé bị té giếng không nghe tiếng gọi, mãi chẳng lên. Thôi thì, từ đó xin chọn tên này làm … quê hương. Dẫu khó thương. Và, đó là những tâm tình hơi khó thương, nhưng có thật, đấy ạ.

Và, đáp ứng câu của chị Đỗ Thị Thu Vân, cựu giáo chức ở Sài gòn, đã hỏi: tại sao các vấn đề người viết đưa ra, đều bỏ ngỏ, không giải đáp? Bần đạo tình thật thưa: mình rất tránh những tranh luận/cãi vã về lập trường thần học, rất thánh kinh. Phần này, xin nhường lời cho các đấng bậc cao siêu, đứng lớp. Riêng cá nhân, chỉ nhìn ra vấn đề trong sống Đạo, ở đời thường. Đã là tốt. Các giải đáp, cho vấn nạn đặt ra cho mỗi người, ở cuộc sống; hãy cứ để mọi người được kiếm tìm. Một khi đã gặp gỡ Đức Kitô rồi, sẽ có đáp số cho riêng mình, mà sống Đạo. Trong cuộc đời. Với mọi người.
Trần Ngọc Mười Hai

Những Sự Kiện Sắp Tới

Keine Veranstaltungen gefunden

Lịch Mục Vụ

  

KyyeuLDCG

Để đánh dấu mừng kỷ niệm 40 năm Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức, Liên Đoàn Công Giáo đã thực hiện một tập kỷ yếu ghi lại những sinh hoạt của LĐCGVN và tất cả hình ảnh của các Đại Hội Công Giáo kể từ ngày thành lập cho tới nay. Mọi chi tiết cần biết xin liên lạc Văn Phòng LĐCGVN

Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

2018 10 09 14 31 09

Đặc san Giáo Sĩ Việt Nam được phát hành qua email 2 tuần một lần. Nếu muốn nhận trực tiếp bằng email, xin vui lòng gởi thư GHI DANH tại địa chỉ: giaosivietnam@gmail.com

LyTrungTin

Soạn Giả cuốn Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị và Tạp Chí Dân Văn không giữ bản quyền cuốn sách này, do đó tất cả mọi người vì nhu cầu viết tiếng Việt đều có thể in ấn cũng như sử dụng cuốn Tự Vị này, mong rằng đây là một đóng góp tích cực và nhỏ nhoi cho cộng đồng người Việt tại Hải Ngoại.

- Download/tải Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị
- Download/tải Phụ bản

Khách truy cập

Hôm nay 287

Tổng cộng 14305351

Lên đầu trang