Hình ảnh tử đạo của Thánh Gioan tẩy gỉa

Hình ảnh tử đạo của Thánh Gioan tẩy gỉa

 

Ở đời xưa nay con người yêu mến sự chân thật. Vì sự chân thật mang lại sự rõ ràng trong sáng bình an cho đời sống. Nhưng khi phải đối diện với sự thật, lại ái ngại sợ hãi cùng tìm cách bào chữa không muốn biết tới…Điều này kéo theo hệ lụy không chỉ không tốt đẹp, mà có khi còn đưa đến hậu qủa bi thảm hãi hùng.

Đời sống của Thánh Gioan tẩy gỉa là một điển hình chết tử đạo bị chém đầu vì sự chân thật.

Hình ảnh chết tử đạo của Thánh Gioan đã diễn xảy ra như thế nào?

Kinh Thánh thuật lại như sau: „Số là vua Hê-rô-đê đã sai người đi bắt ông Gio-an và xiềng ông trong ngục. Lý do là vì vua đã lấy bà Hê-rô-đi-a, vợ của người anh là Phi-líp-phê,18 mà ông Gio-an lại bảo: "Ngài không được phép lấy vợ của anh ngài! "19 Bà Hê-rô-đi-a căm thù ông Gio-an và muốn giết ông, nhưng không được.20 Thật vậy, vua Hê-rô-đê biết ông Gio-an là người công chính thánh thiện, nên sợ ông, và còn che chở ông. Nghe ông nói, nhà vua rất phân vân, nhưng lại cứ thích nghe.

21 Một ngày thuận lợi đến: nhân dịp mừng sinh nhật của mình, vua Hê-rô-đê mở tiệc thết đãi bá quan văn võ và các thân hào miền Ga-li-lê.22 Con gái bà Hê-rô-đi-a vào biểu diễn một điệu vũ, làm cho nhà vua và khách dự tiệc vui thích. Nhà vua nói với cô gái: "Con muốn gì thì cứ xin, ta sẽ ban cho con."23 Vua lại còn thề: "Con xin gì, ta cũng cho, dù một nửa nước của ta cũng được."

24 Cô gái đi ra hỏi mẹ: "Con nên xin gì đây? " Mẹ cô nói: "Đầu Gio-an Tẩy Giả."25 Lập tức cô vội trở vào đến bên nhà vua và xin rằng: "Con muốn ngài ban ngay cho con cái đầu ông Gio-an Tẩy Giả, đặt trên mâm."26 Nhà vua buồn lắm, nhưng vì đã trót thề, lại thề trước khách dự tiệc, nên không muốn thất hứa với cô.27 Lập tức, vua sai thị vệ đi và truyền mang đầu ông Gio-an tới. Thị vệ ra đi, chặt đầu ông ở trong ngục,28 bưng đầu ông trên một cái mâm trao cho cô gái, và cô gái trao cho Mẹ. Nghe tin ấy, môn đệ đến lấy thi hài ông và đặt trong một ngôi mộ.“ (Mc 6,17-29 ; Mt 14,3-12).

Kinh thánh không nói đến địa danh nơi Thánh Gioan bị giam cầm, bị chém đầu, cùng nơi ngôi mộ của Thánh Gioan.

Theo sử gia Flavius Josephus trong sách Antiquitates đã viết thuật lại thời vua Herodes Antipas, con trai Vua Herodes thứ nhất, cai trị vùng miền Galliläa và Peräa đã cho bắt Thánh Gioan Tẩy gỉa tống giam vào ngục tù ở thành trì Machärus. Thành trì này nằm ở phía Đông vùng đất sông Jordan. Và rất có thể Thánh Gioan đã bị chém đầu tử đạo trong nhà tù ở thành trì Machärus của triều đại Herodes Antipas.

Thành trì Machärus là một trong những thành trì được dòng dõi triều đại Herodes xây dựng nơi núi đồi cao vừa để chống quân thù, vừa là chốn cung đình sang trọng nhà vua cư ngự.

Thành trì Machärus vào năm 66. sau Chúa giáng sinh bị nhóm Zeloten của Do Thái chiếm đóng chống quân đội Roma. Và sau đó vào năm 72. sau Chúa giáng sinh bị quân đội đế quốc Roma bao vây xâm chiếm cùng phá hủy bình địa chỉ còn lại tàn tích nền nhà cùng các cây cột lịch sử.

Sử gia Flavius Josephus không nói đến lý do tại sao Thánh Gioan bị bắt giam và bị chém đầu trong tù, dù có nhắc đến tên Solome, vợ của vua Herodes Antipas. Bà là người muốn trả thù giết Thánh Gioan.

Như Kinh thánh thuật lại, Gioan đã khuyên can ngăn Herodes không được lấy Salome Herodia người vợ của anh mình là Philiphê. Đây là điều bất công vi phạm lề luật, không được làm. Nên bà luôn tìm cách, tìm cơ hội bài trừ giết Thánh Gioan. Bước thứ nhất thuyết phục được chồng mình Herodes Antipas bắt Gioan giam vào ngục tù. Và bước thứ hai nhân giữa bữa tiệc mừng sinh nhật vua Herodes, sử sách không ghi lại ngày tháng nào, bà đã yêu cầu qua con gái đang làm say mê nhà Vua và quan khách dự tiệc, xin cho chém đầu Gioan.

Nhưng Flavius Josephus cho rằng Herodes Antipas lo sợ uy tín của Gioan, là một vị tiên tri, một vị rao giảng sự công chính, sự chân thật. Vì dân chúng tin theo Ông đông đảo nồng nhiệt, và biết đâu có thể trở thành phong trào chống đối nổi lên gây mất an ninh trật tự xã hội đưa đến nguy cơ cho ngai vua của mình. Nên tốt hơn bài trừ trước cho khỏi hậu hoạn nguy hiểm!

Có thể cái chết tử đạo của Thánh Gioan tẩy gỉa vì sự chân thật đã xảy ra vào năm 28. hay năm 29. sau Chúa giáng sinh.

Các môn đệ học trò của Thánh Gioan, có thể ngay sau khi Gioan bị bắt giam vào ngục, đã âm thầm sửa sọan xây dựng ngôi mộ huyệt an táng cho Thầy mình rồi. Nên khi được tin Thầy Gioan chết tử vì đạo bị chém đầu, đã đến xin thi hài, và lo hậu sự an táng Thầy mình trong ngôi mộ huyệt đã chuẩn bị sẵn.

Trường hợp các môn đệ Gioan an táng Thầy đã mình đã qua đời trong ngôi mộ cũng xảy ra sau này với Chúa Giêsu, sau khi chết trên thập gía. Người nmôn đệ tin theo Chúa Giêsu cách âm thầm, Ông Giuse Arimathia là một nhân viên trong Thượng Hội Đồng tôn giáo thời lúc đó, đã đứng ra lo việc hậu sự an táng Chúa Giêsu trong ngôi mộ đã xây dựng làm sẵn. (Ga 19, 38-42)

Gioan tẩy giả, người anh em họ hàng với Chúa Giesu Kito, vị tiên tri, sinh ra đời trước Chúa Jesus Kito nửa năm. Và chết trước Chúa Giesu Kito. Thánh Gioan có lẽ chết vào năm 28. hay 29. sau chúa giáng sinh. Còn Chúa Giesu chết vào năm 33.

Ngôi mộ an táng Thánh Gioan tẩy gỉa nằm ở đâu?

Có nhiều giả thuyết qủa quyết huyền thoại khác nhau về ngôi mộ của Thánh Gioan.

Theo truyền tụng bên xứ Syria, Thánh Tông đồ Andreas và Gioan đã chôn cất thi hài Thánh Gioan ở Sebaste vùng miền Samaria nước Do Thái. Thánh giáo phụ Hieronymus cũng qủa quyết điều này.

Sebaste ngày xưa kia là thủ đô của Samaria. Bên ngoài bức tường thành của thánh phố Sebaste còn lưu lại tàn tích dấu vết của ngôi thánh đường mang thánh hiệu Gioan được đào bới tìm thấy năm 1931. Ngôi thánh đường này được xây dựng vào thế kỷ 4. sau Chúa giáng sinh thời Byzantino phủ trên nghĩa trang những ngôi mộ của người Roma chôn cất ở đó.

Giữa những năm 1150 và 1160 đạo binh thập tự đã xây dựng lại thánh đường đã đổ nát thành một nhà thờ lớn hình thập tự có ba cánh.

Năm 1225 theo thuật lại của sử sách Hồi giáo về một Moschee của họ trong đó có ngôi mộ của Thánh Gioan.

Cung thánh của ngôi thánh đường ngày xưa từ thế kỷ 14. sau Chúa giáng sinh có tám vòm tròn vươn lên trời cao. Và từ 1892 là đền thờ Hồi giáo Sidi Yahya.

Trong lòng giữa đền thờ theo truyền thống Kito giáo và Hồi giáo nơi mỗi vòng hình bán nguyệt có hình tượng của Tiên tri Elischa, Thánh Gioan tẩy gỉa, tiên tri Obadja, cha mẹ của Thánh Gioan tẩy gỉa Ông Zacharia và Bà Elisabeth.

Vòng khung nơi cao trong lòng giữa đền thờ có thủ cấp (đầu) của Thánh Gioan tẩy giả được gìn giữ bảo quản. Thánh giáo phụ Hieronymus năm 404, và vị khách hành hương Gioan Foca năm 1117 đã viết thuật lại những chi tiết này.

Thành Constantinopel bên Istambul nước Thổ nhĩ Kỳ, và thành phố Damaskus bên nước Syria cũng qủa quyết sở hữu thủ cấp của Thánh Gioan tẩy gỉa.

Ngày 06.05.2001 Đức giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị đã thăm nước Syria, và đã đến cầu nguyện ở đền thờ Hồi giáo Umayyaden thủ đô Damaskus.

Thánh đường Sivestre ở thủ đô Roma bên Ý, và nhà thờ chính tòa của Armenia cũng qủa quyết thủ cấp của Thánh Gioan tẩy gỉa đang ở nơi họ.

Năm 2010 trong cuộc khảo cổ đào bới ở thánh đường Sveti Ivan bên thành phố nhỏ Sozopol nước Bulgaria đã tìm thấy một hộp nhỏ dưới chân bàn thờ. Trong đó có mẩu xương một người đàn ông sống thời thế kỷ thứ nhất bên vùng Trung đông. Có thể thánh tích này vào thế kỷ 5. hay 6. khi xây thánh đường đã từ Constantinopel được đem về Bulgaria. Hay cũng có thể mẩu xương này đúng chính là xương của Thánh Gioan tẩy gỉa. Nhưng không ai biết chắc chắn điều này.

Xương thánh của Thánh Gioan tẩy gỉa rất được tôn kính ở tu viện Abu Makar của đạo Koptic bên nước Aicập, và ở nhà thờ chính tòa Camera Santa Olivedo vùng Asturien nước Tây ban nha.

Nếu tất cả những huyền thoại về thủ cấp, xương thánh di tích của Thánh Gioan tẩy gỉa là thật, thì Vị Thánh tiên tri Gioan tẩy gỉa có tới sáu thủ cấp và mười hai tay!

Nhưng Thiên Chúa, Đấng Tạo Họa càn khôn đã tạo dựng nên mỗi người chỉ có một thủ cấp và hai tay thôi.

Thánh Gioan tẩy gỉa bị chém đầu chết cách dã man. Chỉ vì Ông sống là nhân chứng cho sự thật, cho ánh sáng Thiên Chúa nơi trần gian.

„Có một người được Thiên Chúa sai đến tên là Gioan.
Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin.
Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng.“ (Phúc âm Thánh Gioan 1, 6-8)

Thánh Gioan tẩy gỉa còn có biệt hiệu Tiền hô, trong vai trò đi trước rao giảng làm phép rửa kêu gọi dọn đường cho Chúa Giêsu, Đấng là ánh sáng đang đến. Thánh nhân được gọi là vị Thánh mùa Vọng. Vì thế Hội Thánh Công giáo mừng ngày sinh nhật hằng năm của ngài vào ngày 24.06. đầu mùa hè.

Còn lễ mừng sinh nhật Chúa Giêsu vào ngày 25.12. đầu mùa Đông bước sang mùa Xuân tràn đầy ánh sáng.

Thánh Gioan tiền hô chịu tử vì đạo trước Chúa Giêsu. Lễ mừng kính sự tử đạo của thánh nhân được chọn mừng vào ngày 29.08. hằng năm cuối mùa Hè sang mùa Thu.

Còn lễ kính nhớ cuộc tử nạn chịu chết trên thập gía, và lễ phục sinh sống của Chúa Giêsu Kito được mừng kính hằng năm vào cuối tháng Ba, đầu tháng Tư dương lịch thời điểm bắt đậu mùa Xuân, chan hòa ánh sáng sự sống bừng lên trong thiên nhiên.

Mừng lễ Thánh Gioan Tẩy gỉa bị chém đầu, 29.08.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

 

Read 1352 times

Last modified on Samstag, 28/08/2021

ĐỨC MẸ MARIA tước hiệu LAVANG
Bổn mạng Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Đức

https://hinhanh.ldcg.de/

 

« December 2024 »
Mon Tue Wed Thu Fri Sat Sun
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31          

Chuyện Phiếm Đạo Đời

Vậy, xin thưa: thoạt khi lọt lòng mẹ, bần đạo được xếp hạng thứ mười hai trong gia đình nhỏ bé, các cụ tìm không ra cái tên nào hay đẹp hơn nữa, bèn đặt cho cái tên là Trần Ngọc Tá, rồi đi hỏi cha xứ Trịnh Như Khuê (lúc ấy làm linh mục chánh xứ Hàm Long, Hà Nội), rồi sẽ sửa đổi sau. Nhưng, cha xứ Hàm Long sau đó làm Giám Mục rồi Hồng Y, các cụ thân sinh ra bần đạo không còn dám quấy rầy cha/cố nữa. Quên đi mất. Để rồi thằng bé, khi di cư vào Nam, đến Nha Trang, quan chức cứ gọi tên lên mà hạch hỏi, thay vì gọi tay Trần ngọc Tá, cứ phiên âm thành Trần Ngọc “Té”, nghe như thằng bé bị té giếng không nghe tiếng gọi, mãi chẳng lên. Thôi thì, từ đó xin chọn tên này làm … quê hương. Dẫu khó thương. Và, đó là những tâm tình hơi khó thương, nhưng có thật, đấy ạ.

Và, đáp ứng câu của chị Đỗ Thị Thu Vân, cựu giáo chức ở Sài gòn, đã hỏi: tại sao các vấn đề người viết đưa ra, đều bỏ ngỏ, không giải đáp? Bần đạo tình thật thưa: mình rất tránh những tranh luận/cãi vã về lập trường thần học, rất thánh kinh. Phần này, xin nhường lời cho các đấng bậc cao siêu, đứng lớp. Riêng cá nhân, chỉ nhìn ra vấn đề trong sống Đạo, ở đời thường. Đã là tốt. Các giải đáp, cho vấn nạn đặt ra cho mỗi người, ở cuộc sống; hãy cứ để mọi người được kiếm tìm. Một khi đã gặp gỡ Đức Kitô rồi, sẽ có đáp số cho riêng mình, mà sống Đạo. Trong cuộc đời. Với mọi người.
Trần Ngọc Mười Hai

Những Sự Kiện Sắp Tới

Keine Veranstaltungen gefunden

Lịch Mục Vụ

  

KyyeuLDCG

Để đánh dấu mừng kỷ niệm 40 năm Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức, Liên Đoàn Công Giáo đã thực hiện một tập kỷ yếu ghi lại những sinh hoạt của LĐCGVN và tất cả hình ảnh của các Đại Hội Công Giáo kể từ ngày thành lập cho tới nay. Mọi chi tiết cần biết xin liên lạc Văn Phòng LĐCGVN

Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

2018 10 09 14 31 09

Đặc san Giáo Sĩ Việt Nam được phát hành qua email 2 tuần một lần. Nếu muốn nhận trực tiếp bằng email, xin vui lòng gởi thư GHI DANH tại địa chỉ: giaosivietnam@gmail.com

LyTrungTin

Soạn Giả cuốn Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị và Tạp Chí Dân Văn không giữ bản quyền cuốn sách này, do đó tất cả mọi người vì nhu cầu viết tiếng Việt đều có thể in ấn cũng như sử dụng cuốn Tự Vị này, mong rằng đây là một đóng góp tích cực và nhỏ nhoi cho cộng đồng người Việt tại Hải Ngoại.

- Download/tải Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị
- Download/tải Phụ bản

Khách truy cập

Hôm nay 113

Tổng cộng 14300439

Lên đầu trang