Căn phòng trên tầng gác

Căn phòng trên tầng gác

 

Trước khi chịu chết Chúa Giêsu đã cùng với 12 Môn đệ lên tầng gác vào căn phòng ăn lễ Vượt Qua theo tục lệ người Do Thái, như phúc âm Thánh Marco thuật lại (Mc 14, 14-15) trong thành Jerusalem.

Sau khi Chúa Giêsu sống lại và lên trời, các Môn đệ cũng lại tụ tập nơi căn phòng trên gác, mà lúc trước các Ông đã ăn bữa Vượt Qua với Chúa Giêsu, như Thánh Luca trong sách Tông đồ công vụ thuật lại. (CV 1,13) gần núi Cây dầu trong thành Jerusalem, vào ngày lễ Ngũ Tuần theo tập tục của người Do Thái. Nhưng lần này có đức mẹ Maria cùng đến căn gác này. Họ đến để cầu nguyện.

Khoa khảo cổ lần theo Kinh Thánh thuật lại đã đi đào bới khảo cứu tìm ra dấu vết căn phòng này. Nhưng toàn khu vực đó đã bị phá hủy do động đất hay do chiến tranh tàn phá từ hơn hai ngàn năm nay. Ngày nay khi sang thăm viếng nơi đó có thánh đường to lớn, có di tích ngôi mộ Vua David bên cạnh, căn phòng rộng lớn nhưng bây giờ trống không, khách du lịch đến tham quan nhộn nhịp.

Vào ngày lễ Ngũ tuần năm xưa khi các Môn đệ và Đức mẹ tụ họp trong căn phòng trên gác xảy ra biến cố Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống trên họ, có gió thổi mạnh tới, những hình lưỡi lửa xuất hiện trên đầu Đức mẹ và các Môn đệ và khởi đầu một phong trào mới diễn ra. Biến cố này làm cho nhiều người từ ngỡ ngàng tới xao xuyến sợ hãi. Biến cố này xảy ra theo cách tính thời gian vào 10 ngày sau khi Chúa Giêsu phục sinh trở về trời.

Lễ Đức Chúa Thánh Thần theo tiếng Hylạp Pentacost -50- mang ý nghĩa 50 ngày sau lễ phục sinh. Nguyên thủy ngày lễ Pentacost là lễ tạ ơn cầu mùa nhớ lại biến cố lịch sử ngày xưa dân Do Thái ký giao ước với Thiên Chúa.
Lễ Hiện xuống là ngày có hệ quan mật thiết với lễ Vượt Qua, lễ Ngũ tuần và lễ Lều. (Đệ nhị Luật 16,16).

Khởi thủy ngày lễ cầu mùa là ngày vui mừng, ngày dâng lời tạ ơn. Bó lúa mì đầu mùa được cắt hái bằng liềm đem dâng lên Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, như lễ vật đầu mùa dâng kính tặng. Thành phố đông người chen chúc nhau kéo về tham dự. Mọi người Do Thái và ở các vùng xa xôi Jerusalem cùng hành hương kéo về thành thánh Jerusalem mừng lễ.

Thánh sử Luca thuật lại họ là những người từ Mesopotamien, người Pather và Meder từ xứ Cappadonien, Phrygien, Pamphylien, AiCập, Lybia, Kreta và Roma. Họ đổ xô tụ tập về nơi diễn ra biến cố có gió mạnh thổi ào ạt tới, có biến cố gây sửng sốt ngạc nhiên mọi người.

Họ tới nơi đó vì tò mò hiếu kỳ hay muốn được cứu giúp. Không thấy sử sách phúc âm thuật lại. Nhưng bỗng chốc họ chứng kiến sự lạ lùng gây ngạc nhiên xảy ra tiếp theo: Thánh Phero và các Tông đồ xuất hiện ra nơi công khai trước mặt mọi người rao giảng về Chúa Giêsu Kitô cách hùng hồn thuyết phục. Và còn lạ hơn mọi người đều hiểu được các Ngài theo ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ của mình.

Các Tông đồ Chúa Giêsu su Kitô là những bác thuyền chài miền vùng Galilea, nhưng bây giờ nói ngôn ngữ mà tất cả mọi người hiện diện hôm đó đều hiểu được cả y như các vị nói tiếng mẹ đẻ của mỗi nghe đến từ các xứ sở đất nước khác nhau.

Nơi căn phòng trên gác ngày trước đã diễn ra biến cố Bí Tích Thánh Thể Chúa Giêsu, Bí Tích chức Linh mục, lúc này năm đó xảy ra biến cố từ trên trời giáng thổi xuống gây sửng sốt phấn khởi cùng đổi mới con người: Làn gió thổi mạnh, hình lưỡi lửa. Những dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài diễn tả biến cố Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các Tông Đồ và Đức mẹ, như Chúa Giêsu đã hứa gửi Thánh Thần xuống.

Như Chúa Giêsu gây ngạc nhiên đi vào lịch sử trần gian, cũng vậy sự hiện xuống của Đức Chúa Thánh Thần là giờ phút khai sinh Giáo hội mà không ai ngờ được trước.

Giáo hội Chúa không phải là sản phẩm do con người tìm tạo nên, nhưng là món qùa tặng trừ trời cao ngày Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống khai sinh ra.

Phép lạ ngôn ngữ ngày lễ Ngũ Tuần năm xưa ở Jerusalem nói lên công cuộc loan truyền nước Thiên Chúa và Giáo hội của Chúa vượt qua mọi hàng rào biên giới, mọi ngôn ngữ.

Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống đổi mới con người các Thánh Tông đồ năm xưa qua những biến cố gió thổi mạnh, hình lưỡi lửa, ngôn ngữ tiếng lạ.… Ngày nay không có biến cố như thế. Nhưng phép lạ đổi mới Đức Chúa Thánh Thần thực hiện nơi thiên nhiên công trình của Chúa, nơi bản thân đời sống hằng ngày mỗi người vẫn hằng diễn xảy ra theo nhiều cung cách khác nhau.

Lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

 

Read 2157 times

Last modified on Freitag, 18/05/2018

ĐỨC MẸ MARIA tước hiệu LAVANG
Bổn mạng Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Đức

https://hinhanh.ldcg.de/

 

« March 2024 »
Mon Tue Wed Thu Fri Sat Sun
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31

Chuyện Phiếm Đạo Đời

Vậy, xin thưa: thoạt khi lọt lòng mẹ, bần đạo được xếp hạng thứ mười hai trong gia đình nhỏ bé, các cụ tìm không ra cái tên nào hay đẹp hơn nữa, bèn đặt cho cái tên là Trần Ngọc Tá, rồi đi hỏi cha xứ Trịnh Như Khuê (lúc ấy làm linh mục chánh xứ Hàm Long, Hà Nội), rồi sẽ sửa đổi sau. Nhưng, cha xứ Hàm Long sau đó làm Giám Mục rồi Hồng Y, các cụ thân sinh ra bần đạo không còn dám quấy rầy cha/cố nữa. Quên đi mất. Để rồi thằng bé, khi di cư vào Nam, đến Nha Trang, quan chức cứ gọi tên lên mà hạch hỏi, thay vì gọi tay Trần ngọc Tá, cứ phiên âm thành Trần Ngọc “Té”, nghe như thằng bé bị té giếng không nghe tiếng gọi, mãi chẳng lên. Thôi thì, từ đó xin chọn tên này làm … quê hương. Dẫu khó thương. Và, đó là những tâm tình hơi khó thương, nhưng có thật, đấy ạ.

Và, đáp ứng câu của chị Đỗ Thị Thu Vân, cựu giáo chức ở Sài gòn, đã hỏi: tại sao các vấn đề người viết đưa ra, đều bỏ ngỏ, không giải đáp? Bần đạo tình thật thưa: mình rất tránh những tranh luận/cãi vã về lập trường thần học, rất thánh kinh. Phần này, xin nhường lời cho các đấng bậc cao siêu, đứng lớp. Riêng cá nhân, chỉ nhìn ra vấn đề trong sống Đạo, ở đời thường. Đã là tốt. Các giải đáp, cho vấn nạn đặt ra cho mỗi người, ở cuộc sống; hãy cứ để mọi người được kiếm tìm. Một khi đã gặp gỡ Đức Kitô rồi, sẽ có đáp số cho riêng mình, mà sống Đạo. Trong cuộc đời. Với mọi người.
Trần Ngọc Mười Hai

Những Sự Kiện Sắp Tới

Keine Veranstaltungen gefunden

Lịch Mục Vụ

  

KyyeuLDCG

Để đánh dấu mừng kỷ niệm 40 năm Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức, Liên Đoàn Công Giáo đã thực hiện một tập kỷ yếu ghi lại những sinh hoạt của LĐCGVN và tất cả hình ảnh của các Đại Hội Công Giáo kể từ ngày thành lập cho tới nay. Mọi chi tiết cần biết xin liên lạc Văn Phòng LĐCGVN

Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

2018 10 09 14 31 09

Đặc san Giáo Sĩ Việt Nam được phát hành qua email 2 tuần một lần. Nếu muốn nhận trực tiếp bằng email, xin vui lòng gởi thư GHI DANH tại địa chỉ: giaosivietnam@gmail.com

LyTrungTin

Soạn Giả cuốn Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị và Tạp Chí Dân Văn không giữ bản quyền cuốn sách này, do đó tất cả mọi người vì nhu cầu viết tiếng Việt đều có thể in ấn cũng như sử dụng cuốn Tự Vị này, mong rằng đây là một đóng góp tích cực và nhỏ nhoi cho cộng đồng người Việt tại Hải Ngoại.

- Download/tải Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị
- Download/tải Phụ bản

Khách truy cập

Hôm nay 96

Tổng cộng 14235608

Lên đầu trang