Chúa Giêsu đến để tìm và cứu những gì đã mất

Chúa Giêsu đến để tìm và cứu những gì đã mất

Vì đâu mà Chúa Giêsu lại phải đi tìm và cứu loài người chúng ta? Thưa, vì con người phạm tội nên phải lìa xa Thiên Chúa. Tội đầu tiên do ông bà Nguyên Tổ lỗi phạm đến Thiên Chúa là tội „kiêu ngạo“. Từ đó, tội kiêu ngạo thâm nhập vào lòng con người, vào tất cả con cháu của ông bà nguyên tổ. Hầu hết mọi người không ít thì nhiều cũng tự cho mình là giỏi hơn người khác, hiểu biết nhiều hơn, đẹp hơn người khác… . Kiêu ngạo là đầu mối gây ra tất cả các tội khác. Từ lòng kiêu ngạo sinh ra tham lam, ích kỷ, đố kị, ganh tị, thù hận, chém giết; rồi từ đó tội lỗi và „sự chết“ thống trị trần gian.

Vì lý do gì mà Thiên Chúa Cha lại sai Con Một của Ngài là Chúa Giêsu xuống thế để tìm và cứu những gì đã mất? Câu trả lời được ghi trong sách Khôn Ngoan: „Vì Chúa thương xót mọi người, vì Chúa yêu thương mọi loài hiện hữu.“

Bài đọc thứ nhất trong Thánh lễ Chúa nhật 31 thường niên hôm nay cho chúng ta biết Thiên Chúa yêu thương tất cả mọi loài mà Ngài đã dựng nên, sách Khôn Ngoan ghi rằng:

„Lạy Chúa, trước Thánh Nhan, toàn thể vũ trụ ví tựa hạt cát trên bàn cân, tựa giọt sương mai rơi trên mặt đất. Nhưng Chúa xót thương hết mọi người vì Chúa làm được hết mọi sự. Chúa nhắm mắt làm ngơ, không nhìn đến tội lỗi loài người, để họ còn ăn năn hối cải. Quả thế, Chúa yêu thương mọi loài hiện hữu, không ghê tởm bất cứ loài nào Chúa đã làm ra, vì giả như Chúa ghét loài nào, thì đã chẳng dựng nên. Nếu như Ngài không muốn, làm sao một vật tồn tại nổi? Nếu như Ngài không cho hiện hữu, làm sao nó có thể được duy trì? Lạy Chúa Tể là Đấng yêu sự sống, Chúa xử khoan dung với mọi loài, vì mọi loài đều là của Chúa. Quả vậy, lạy Đức Chúa, sinh khí bất diệt của Ngài ở trong muôn loài muôn vật. Vì thế, những ai sa ngã, Chúa sửa dạy từ từ. Chúa cảnh cáo họ, nhắc cho họ nhớ họ đã phạm tội gì, để họ bỏ điều ác mà tin vào Chúa.“ (Kn 11,22-26.12,1-2)

Người xưa đã cảm nhận rõ ràng rằng: „Sinh khí bất diệt của Thiên Chúa ở trong muôn loài muôn vật. Vì vậy mà Chúa yêu thương mọi loài hiện hữu, không ghê tởm bất cứ loài nào Chúa đã làm ra.

Chúa Giêsu được Chúa Cha sai đến thế gian để loan báo cho nhân loại biết Thiên Chúa thương xót và yêu thương loài người, muốn cứu loài người khỏi tội lỗi và sự chết.

Trong Bài Tin Mừng Chúa nhật hôm nay, Thánh Luca trình thuật việc Chúa Giêsu gặp ông Da-kêu và biến đổi con người của ông trở nên người tốt. Thánh Luca trình thuật rằng:

„Khi ấy, Đức Giê-su vào Giê-ri-khô, đi ngang qua thành phố ấy. Ở đó có một người tên là Da-kêu; ông đứng đầu những người thu thuế, và là người giàu có. Ông ta tìm cách để xem cho biết Đức Giê-su là ai, nhưng không được, vì dân chúng thì đông, mà ông ta lại lùn. Ông liền chạy tới phía trước, leo lên một cây sung để xem Đức Giê-su, vì Người sắp đi qua đó. Khi Đức Giê-su tới chỗ ấy, thì Người nhìn lên và nói với ông: “Này ông Da-kêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông!” Ông vội vàng tụt xuống, và mừng rỡ đón rước Người. Thấy vậy, mọi người xầm xì với nhau: “Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào trọ!” Ông Da-kêu đứng đó thưa với Chúa rằng: “Thưa Ngài, tôi xin lấy phân nửa tài sản của tôi mà cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn.” Đức Giê-su mới nói về ông ta rằng: “Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này, bởi người này cũng là con cháu tổ phụ Áp-ra-ham. Vì Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất.” (Lc 19,1-10)

Ông Da-kêu là người trưởng phòng thu thuế thời đó, nhưng tại sao những người Do Thái thời đó lại liệt những người thu thuế vào hạng người tội lỗi? Có phải họ làm công việc của nhà cầm quyền La Mã mà họ bị liệt vào hạng tội lỗi, vậy còn biết bao nhiêu người Do Thái thời đó làm công chức hoặc đi lính cho nhà cầm quyền La mã thì sao? Câu trả lời được Kinh Thánh ghi rằng: Thời đó Thánh Gioan tiền hô đi kêu gọi người ta sám hối để được ơn tha tội, Thánh nhân làm phép rửa cho họ trong sông Gio-đan. Người ta lũ lượt kéo đến xin ông Gio-an làm phép rửa. „Cũng có những người thu thuế đến chịu phép rửa. Họ hỏi ông: “Thưa thầy, chúng tôi phải làm gì?” Ông bảo họ: “Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho các anh.” Binh lính cũng hỏi ông: “Còn anh em chúng tôi thì phải làm gì?” Ông bảo họ: “Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy an phận với số lương của mình.” (Lc 3,12-14)

Có lẽ những người thu thuế thường dựa vào quyền thế mà ức hiếp, đòi hỏi quá mức thuế ấn định để bỏ vào túi riêng của mình, nên họ bị liệt vào hạng người tội lỗi. Trong bài Tin Mừng hôm nay, chính ông Da-kêu cũng thừa nhận mà thưa với Chúa Giêsu: „Nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn.“ Lòng sám hối của ông Da-kêu đã cứu ông. Vì vậy mà Chúa Giêsu nói với ông: “Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này, bởi người này cũng là con cháu tổ phụ Áp-ra-ham. Vì Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất.”

Ông Da-kêu là người Do Thái, lẽ dĩ nhiên ông là con cháu tổ phụ Áp-ra-ham. Còn chúng ta là người Việt Nam, người Mỹ, người Đức, người Ấn Độ… thì sao? Chúng ta có phải là con cháu tổ phụ Áp-ra-ham để được hưởng ơn cứu độ không? Tổ phụ Áp-ra-ham không chỉ là tổ phụ của dân tộc Do Thái, ông còn là tổ phụ „Đức Tin“ của tất cả những ai tin vào Thiên Chúa Toàn Năng và là Thiên Chúa Duy Nhất, không có Chúa nào khác ngoài Thiên Chúa Giavê. Như vậy, ông Áp-ra-ham cũng là tổ phụ của chúng ta trong „Đức Tin“, những người không phải là dân Do Thái nhưng tin vào Thiên Chúa Toàn Năng và Duy nhất.

Chúa Giêsu là Ngôi Lời của Thiên Chúa Toàn Năng được Thiên Chúa sao đến thế gian để tìm và cứu những gì đã mất. Lời Kinh Thánh ghi rằng: „Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người. Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người. Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận. Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa. (Ga 1,9-12)

“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ. Ai tin vào Con của Người, thì không bị lên án; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa. (Ga 3.16-18)

Chắc hẳn trước đó ông Da-kêu đã nghe nói nhiều về Chúa Giêsu, Đấng đã chữa lành và trừ quỷ ô uế cho biết bao nhiêu người, Đấng đã đem bình an và niềm vui cho tất cả những ai tin vào Con Thiên Chúa. Vì vậy mà ông quyết định tìm cách nhìn xem Chúa Giêsu là ai, khi nghe Chúa Giêsu gọi ông: “Này ông Da-kêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông!” Ông Da-kêu biết mình là ai, có bao giờ dám nghĩ mình được đón rước Đấng Mesias, ông không ngờ Chúa nói với ông những lời êm ái dịu dàng như vậy, lập tức ông tỏ lòng sám hối, đền bù những lỗi lầm và quyết định sống cuộc đời bác ái, không còn vơ vét cho riêng mình nữa.

Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa biến đổi tâm hồn con, để chúng con cũng sẵn sàng đón rước Chúa vào gia đình chúng con, như ông Da-kêu đã vui mừng đón rước Chúa. Xin Chúa ngự trị trong tâm hồn mỗi thành viên trong gia đình chúng con. Lạy Chúa, chúng con trông cậy và tín thác nơi Chúa. Amen.

Giuse Bùi Văn Toàn, FD (Gia đình con cái của Chúa)

Read 539 times

ĐỨC MẸ MARIA tước hiệu LAVANG
Bổn mạng Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Đức

https://hinhanh.ldcg.de/

 

« April 2024 »
Mon Tue Wed Thu Fri Sat Sun
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          

Chuyện Phiếm Đạo Đời

Vậy, xin thưa: thoạt khi lọt lòng mẹ, bần đạo được xếp hạng thứ mười hai trong gia đình nhỏ bé, các cụ tìm không ra cái tên nào hay đẹp hơn nữa, bèn đặt cho cái tên là Trần Ngọc Tá, rồi đi hỏi cha xứ Trịnh Như Khuê (lúc ấy làm linh mục chánh xứ Hàm Long, Hà Nội), rồi sẽ sửa đổi sau. Nhưng, cha xứ Hàm Long sau đó làm Giám Mục rồi Hồng Y, các cụ thân sinh ra bần đạo không còn dám quấy rầy cha/cố nữa. Quên đi mất. Để rồi thằng bé, khi di cư vào Nam, đến Nha Trang, quan chức cứ gọi tên lên mà hạch hỏi, thay vì gọi tay Trần ngọc Tá, cứ phiên âm thành Trần Ngọc “Té”, nghe như thằng bé bị té giếng không nghe tiếng gọi, mãi chẳng lên. Thôi thì, từ đó xin chọn tên này làm … quê hương. Dẫu khó thương. Và, đó là những tâm tình hơi khó thương, nhưng có thật, đấy ạ.

Và, đáp ứng câu của chị Đỗ Thị Thu Vân, cựu giáo chức ở Sài gòn, đã hỏi: tại sao các vấn đề người viết đưa ra, đều bỏ ngỏ, không giải đáp? Bần đạo tình thật thưa: mình rất tránh những tranh luận/cãi vã về lập trường thần học, rất thánh kinh. Phần này, xin nhường lời cho các đấng bậc cao siêu, đứng lớp. Riêng cá nhân, chỉ nhìn ra vấn đề trong sống Đạo, ở đời thường. Đã là tốt. Các giải đáp, cho vấn nạn đặt ra cho mỗi người, ở cuộc sống; hãy cứ để mọi người được kiếm tìm. Một khi đã gặp gỡ Đức Kitô rồi, sẽ có đáp số cho riêng mình, mà sống Đạo. Trong cuộc đời. Với mọi người.
Trần Ngọc Mười Hai

Những Sự Kiện Sắp Tới

Keine Veranstaltungen gefunden

Lịch Mục Vụ

  

KyyeuLDCG

Để đánh dấu mừng kỷ niệm 40 năm Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức, Liên Đoàn Công Giáo đã thực hiện một tập kỷ yếu ghi lại những sinh hoạt của LĐCGVN và tất cả hình ảnh của các Đại Hội Công Giáo kể từ ngày thành lập cho tới nay. Mọi chi tiết cần biết xin liên lạc Văn Phòng LĐCGVN

Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

2018 10 09 14 31 09

Đặc san Giáo Sĩ Việt Nam được phát hành qua email 2 tuần một lần. Nếu muốn nhận trực tiếp bằng email, xin vui lòng gởi thư GHI DANH tại địa chỉ: giaosivietnam@gmail.com

LyTrungTin

Soạn Giả cuốn Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị và Tạp Chí Dân Văn không giữ bản quyền cuốn sách này, do đó tất cả mọi người vì nhu cầu viết tiếng Việt đều có thể in ấn cũng như sử dụng cuốn Tự Vị này, mong rằng đây là một đóng góp tích cực và nhỏ nhoi cho cộng đồng người Việt tại Hải Ngoại.

- Download/tải Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị
- Download/tải Phụ bản

Khách truy cập

Hôm nay 0

Tổng cộng 14238837

Lên đầu trang